Liên Xô sụp đổ bỗng nhớ ra Pháp mũi lõ mắt xanh, Mỹ đi rồi nhưng một hôm bỗng quay lại thì tiếng Mỹ lại cần. Vị trí địa chính trị của nước ta sinh ra loạn ngoại ngữ.
Kha khá trí thức VN sở hữu một mớ hồ lốn tiếng nước ngoài. Xem CV họ ghi rằng, biết tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Bulgaria, Đức, Ba Lan, Hung, Rumani. Nhưng bảo viết một báo cáo bằng tiếng Việt chưa chắc đã xong nói chi mấy ngoại ngữ khai là “biết”.
Tin từ Diễn đàn Thanh niên Khởi nghiệp, anh Hùng bộ 4T đề xuất Thủ tướng sớm công bố tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam.
Kênh lên Thủ tướng là kênh sai, muốn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 thì Bộ GD phải là người soạn thảo luật và QH thông qua. Thủ tướng chỉ cần nói, Việt Nam là “thủ phủ tiếng Anh của thế giới” thay vì "thủ phủ tôm" là vui rồi.
Nhưng chuyện đó không quan trọng mà quan trọng là anh Hùng nhìn thấy điểm yếu của VN trong giao tiếp quốc tế. Đó là ngoại ngữ nói chung và nhất là tiếng Anh nói riêng.
Về mảng IT của anh Hùng thì vô cùng…có lý. Muốn 4.0, muốn IoT, muốn trẻ trâu lập trình như anh Thành Nam FPT mơ mộng, thì ít nhất phải biết tiếng Anh.
Tài liệu IT toàn tiếng Anh, phải đọc và hiểu, rồi sản phẩm làm xong tuyệt vời, chạy nhanh như xe Vinfast, chất như BPhone, nhưng muốn xuất khẩu phải có tài liệu tiếng Anh, rồi đi PR bằng ngoại ngữ, mới mong bán được cho tây.
Thêm một ngoại ngữ là có cơ may hiểu thêm một nền văn hóa, “sống” thêm một cuộc đời. Còn “bài trừ” ngoại ngữ, coi là văn hóa “ngoại lai”, là kẻ thù nên không thèm học tiếng của họ như quan niệm trong quá khứ, là một sai lầm lớn, một cách nhìn thiển cận.
Trong thế giới này, thông thạo ngoại ngữ cũng làm cho “phông” văn hóa của chính khách được nâng lên, hẳn sẽ giúp nhiều cho sự thay đổi mối bang giao. Ý tưởng coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng Việt là tuyệt vời.
Để đạt điều đó vào năm 2053 khi anh Cua 100 tuổi thì phải chuẩn bị từ giờ và thực hiện trong 30 năm. Phải có kế hoạch tổng thể, kinh phí vài chục ngàn tỷ, có mục tiêu hẳn hoi, từ dân tới quan, họp chính phủ, QH, ai thích dùng tiếng Anh cũng OK.
Để làm điều đó, lãnh đạo VIP không được dùng phiên dịch. UV TW, Bộ Thứ trưởng phải thạo tiếng Anh, thi TOEFL và đạt từ 580 đến 610 tương đương với TỐT, Thủ tướng, Chủ tịch nước, TBT phải cỡ tuyệt đối trên 645 điểm “tín nhiệm cao”. Tướng không thể dốt hơn quân trong … ngại ngữ.
Sau rồi mới là cán bộ tỉnh, huyện, xã và nhân dân anh hùng, phải đạt cỡ “biết ngoại ngữ” như các bậc trí giả du học Đông Âu thuở nào. Bà bán chè chén vỉa hè biết hỏi tây thích ti hay cave (tea hay coffee) để biết đường mà chiều.
Có câu chuyện ngụ ngôn kể về lũ chuột biết mèo đang rình nên cứ nằm im không chịu ra khỏi hang. Mèo nghĩ ra kế, rướn cổ rồi sủa: “Gâu…gâu”. Cho rằng mèo đã bị chó đuổi đi nên lũ chuột kéo ra kiếm ăn. Mèo lập tức vồ lấy một chú. Vừa ăn, mèo vừa gật gù tâm đắc: “Biết ngoại ngữ có hơn”!
Câu chuyện ngụ ngôn trên hóa ra có nhiều trong đời thực. Trong thế chiến 2, nhiều người lính Nga bị bắt làm tù binh đã thoát lưỡi hái tử thần vì họ biết tiếng Đức. Thời nay, các chính khách thạo vài thứ tiếng, đôi khi có những cú “vồ” ngoạn mục.
Năm 2007, Thủ tướng Australia, John Howard, vừa kết thúc diễn văn chào mừng ông Hồ Cẩm Đào trong một bữa tiệc chiêu đãi nhân hội nghị APEC, thì ông Kevin Rudd đứng lên chào bằng tiếng Trung, không phải một câu mà phát biểu mấy phút liền. Khi đó ông Rudd thuộc Đảng Lao động đang tranh cử với Đảng Tự do Australia của đương kim Thủ tướng Howard.
Một chính khách trẻ trung, mắt xanh mũi lõ, nói tiếng Trung Quốc lầu lầu, mới nghe cứ tưởng giọng của Giang Trạch Dân, đã gây ấn tượng rất mạnh cho tất cả khách đến dự. Thấy mông mình đang nóng trên ghế, John Howard hiểu đảng của mình dễ mất chiếc ghế Thủ tướng chỉ vì đối phương biết “nỉ hảo”(!)
Đương nhiên, không phải do thạo ngoại ngữ mà Kevin Rudd đã thắng cử sau đó 4 tháng khi ông đúng 50 tuổi, nhưng riêng việc biết tiếng Trung- ngôn ngữ của một nước đông dân nhất thế giới, và rất khó học với người phương tây, đã giúp ông nhiều lợi thế, nhất là trong mắt các cử tri có học vấn.
Đương nhiên, một nguyên thủ nói tiếng nước ngoài “như gió”, hẳn nền giáo dục đất nước ấy nói chung, việc dạy và học ngoại ngữ nói riêng trong trường không thể dở.
Hôm trước đi máy bay từ Dubai về HN, tôi ngồi cạnh hai ông bà luật sư Mỹ sang ta du lịch. Họ hỏi tôi học tiếng Anh ở đâu, tôi bảo, hồi trẻ ế vợ nên đi học lớp buổi tối, ngoại ngữ thì ít tán gái thì nhiều. Nhưng chả được em nào gọi anh nên thành ra biết tiếng...Anh. Giờ nói ngọng, thăm các cháu bên Mỹ, nói chuyện thì chúng bảo, you nói tiếng gì ý, đây đéo hiểu.
Chúc các cụ học tiếng Anh … như mèo gọi chuột bằng ngoại ngữ của chó gâu gâu.
HM
tem trên trang mới
ReplyDeleteComment trên trang mới cũng như học ngoại ngữ ấy mà :)
DeleteNhớ ngày xưa, năm 1984 khi vào học cấp 3 tôi được học ngoại ngữ đầu tiên: Đó là tiếng Pháp. Ông thầy dạy vốn dân phiên dịch quân đội Mỹ mới đi cải tạo về, thất nghiệp may nhờ ông anh có quyền lực xin đi dạy. Nhưng vì tiếng Anh trường đã có giáo viên nên ông đành nhận dạy tiếng Pháp bởi đó là ngôn ngữ thứ 2 của ông. Vào lớp học giáo trình thầy chỉ có 01 cuốn sách day tiếng Pháp thầy cất công đi xuống mãi Sài Gòn mua ở tiệm sách cũ, còn học trò thì chỉ có cuốn vở ngồi chép theo thầy. Suốt 3 năm thày dạy trò chép, cuốn cùng lại là chữ trả cho thầy.
ReplyDeleteVô đại học học tiếng Nga đúng thời điểm tiếng Nga bắt dầu thất thế, ngay chính thầy tiếng Nga cũng phải đi học tiếng Anh nếu không thì... thất nghiệp nên thầy chán, trò chán, 4 năm chỉ chỉ nhớ được nhõn từ "Ya liu chi bia" để tán gái. Ra trường không có tiếng Anh nên thất nghiệp, đành phải di học 1 khóa 5 tháng, có bằng B vừa đủ xin việc rồi bỏ đó. tới giờ vẫn lõm bõm vài câu.
Mình khai trong CV biết 5 ngoại ngữ đấy, đọc được tiếng Nga, Bun, Ba Lan, Pháp nhưng giờ chỉ khoe thôi :)
DeleteSang Ba Lan hồi năm 2016 cũng vui, xem tivi, đi ngoài đường cũng loáng thoáng nghe được. Tới tuần 2 thì nói khá hơn, đủ để tán gái, thì về mất
Hình như Cụ Cua đã quên béng tiếng Pháp hay chỉ đọc được chứ nghe thì không hiểu vì hôm nọ đi chụp ảnh tại Paris có bà đầm mê cái máy to đùng của Cụ mà Cụ đã lảng đi chụp phong cảnh chứ không chịu dừng lại chụp người.
Delete��
Hay sợ máy bị bà vợ kiểm soát ?
Đây cô đầm Tây mà Cụ Cua đã chê, không chịu ... chụp :
Delete-----> P H O T O : cô đầm bị chê ...
Cuộc cách mạng chuột bác Cua đề ra coi vậy mà thâm đấy. Cứ cụ nào rớt tiếng Anh thì cho về vườn, lãnh đạo chóp bu cũng không từ.
ReplyDeleteThế là bất chiến tự nhiên thành, bác Cả bác Nghẹo bác Ngọng, v.v. đều bị lật đổ hết.
Toàn thắng ắt về ta! 😊
Tôi có thắc mắc:
ReplyDeleteNgôn ngữ thứ hai phải hiểu như thế nào? Đó là điều bắt buộc hay khuyến khích?
Ở Mỹ ngôn ngữ thứ hai tại phần lớn các tiểu bang là Spanish. Tại những địa phương đặc thù ngôn ngữ thứ hai có thể là tiếng Hoa tại San Francisco, tiếng Pháp tại Maine, Vermont, tiếng Việt tại Little Saigon.
Đó là hiện tượng tự nhiên bộc phát, xuất phát từ thành phần dân tộc sinh sống tại từng nơi. Không ai đặt ra qui luật ngôn ngữ thứ hai phải là tiếng gì. Vì nếu đã có qui luật thì phải có biện pháp giám sát, chế tài, khen thưởng hay xử phạt.
Nay bảo tiếng Anh phải là ngôn ngữ thứ hai tại Việt nam thì thực hiện ra sao? Tăng cường đào tạo thêm giáo viên tiếng Anh? Buộc tất cả các trường cấp 2, cấp 3 toàn quốc phải dạy tiếng Anh suốt 7 năm? Trình độ phải đấn đâu? Bằng A, B, C? Không đạt tiếng Anh (ở một chuẩn mực nào đó) thì không tốt nghiệp?
Lúc trước hình như có đòi hỏi GS, TS phải thông thạo một ngoại ngữ, nhưng sau thấy tình hình thực tế không đạt được nên đã bỏ đi đòi hỏi này? GS, TS mà không có được khả năng ngoại ngữ thì nói gì đến cả nước?
VN lâu lâu lại đưa ra những lý mục tiêu rất choáng rồi lại đánh trống bỏ dùi.
- Đến năm nào đó phải có thu nhập bình quân ở mức $$$.
- Đến năm nào đó phải lọt vào hàng 100 hay 1,000 đại học hàng đầu thế giới.
- Đến năm nào đó phải có mấy vạn tiến sĩ.
- Tiếng Anh phải là ngôn ngữ thứ hai toàn quốc.
Biện pháp thực hiện?
Có những mục tiêu từng bước như thế nào?
Mốc thời gian để đạt từng mục tiêu?
Bao giờ thì hoàn thành?
Đánh giá hoàn thành bằng những sự kiện gì?
😜
Có một câu chuyện vui, được lan truyền khá lâu rồi. Có mấy anh cán bộ sau buổi họp rủ nhau đi dạo phố . Thấy một người bán chim , liền ghé vào và hỏi giá một con treo gần đó. Người bán : Con đó có giá ba trăm nghìn ! - Nó có đặc điểm gì? Người bán: Con nầy ngoài tiếng Việt,nó còn biết tiếng Anh đấy ! Chỉ sang con kế, một người hỏi giá. Người bán: Con đó giá năm trăm nghìn ! Người mua: Sao đắt thế? _ À...vì nó biết hơn con kia tiếng Pháp nữa! Thấy một con treo tuốt trên cao, tướng mạo không ra gì, một người lại hỏi: Con kia trông xấu xí, chắc giá không bằng mấy con nầy? Người bán: Trông nó vậy nhưng nó có giá cao nhất ở đây , thưa các ông. - Vậy chắc nó nói được nhiều thứ tiếng ?- Không ! Tiếng Việt nó nói đôi khi còn chưa rành, huống chi ngoại ngữ.- Ồ...vậy tại sao nó đắt giá?- À...tại vì nó làm ''lãnh đạo'' của mấy con kia.
ReplyDeleteTôi thấy học tiếng hoa rất có lợi cho người Việt.
ReplyDeleteTay Kevin Rudd này nghe nói muốn quan hệ tốt với tàu+, tất nhiên để hợp tác kinh tế và bán khoáng sản để làm lợi cho Úc.
Cụ Cua có ý khen.
Thế mà tôi rất ghét nó.
Tại sao thế nhỉ?
Bác krok nghĩ thế thì những ai giỏi tiếng Anh có phải có hậu ý muốn hợp tác, thoả hiệp, đầu phục, thậm chí sẵn lòng làm tay sai cho Mỹ hay Anh?
DeleteNgày xưa CS đã xử tội biết bao người biết tiếng Tây vì "họ học tiếng Tây để làm tay sai cho Tây". Biết bao nhân tài lỗi lạc đã bị giết oan uổng.
rất nhiêu cán bộ "cấp chiên lược' khai trong cv : English bằng C, bằng B. Đồi với nhân viên quèn,dưới quyên các vị này, họ rất tường tân 'trình E của các vị', C = Xe ra, B= Bê ra...! Kaka...!
ReplyDeleteTôi hoan hô ý kiến của ông Hùng và bác Cua ,khi tiếng Anh đã thành ngôn ngữ giao tiếp của thế giới thì nên bắt buộc hs sau khi tốt nghiệp phải nghe đọc viết hiểu được tiếng Anh rõ ràng rành mạch ,vì có rất nhiều điều lợi khi vào đại học ,thời hiện đại là thời của khoa học ,kỹ thuật và công nghệ [không phải thời trung đại mà ê a văn chương sử địa ]mấy môn này thì Mỹ và châu Âu dẫn đầu ,tài liệu cập nhật hàng ngày đều bằng tiếng Anh ,ngồi chờ có ông giỏi khoa học lại siêng dịch thuật rồi in ấn phát hành thì mòn mỏi, người ta chạy tới hỏa tinh rồi mà mình còn chưa tìm hiểu xong trái đất ,mời thầy nước ngoài về dạy khỏi tốn công mướn thêm thông dịch viên ,mà ông này liệu có trình độ ngang tầm với ông GS để mà truyền đạt chính xác? ,Các ông cán bộ cao cấp biết tiếng Anh cũng tiếp cận được nhiều vấn đề không bị cấp dưới bịp ,tầm nguyên thủ đi họp những hội nghị bí mật không được mang theo thông dịch viên thì cũng biết được đối tác muốn gì,mà ngay cả đi làm osin cho nước ngoài cũng được trả giá cao hơn vì biết nghe và trả lời điện thoại .Nói tóm lại biết thêm tiếng anh hay một ngoại ngữ nào nữa cũng trăm nghìn cái lợi ,nhưng điều kiện nước ta còn hạn chế thì cứ cho đồng loạt học tiếng Anh cho bộ GD dễ giãi quyết ,ai muốn học thêm tiếng Tàu ,,tiếng Nga ,tiếng Tây Ban Nha thì có các TT ngoại ngữ
ReplyDeleteChỉ mong khi nào Cụ Tổng có entry, thế giới đều học tiếng Việt (tương lai, ko nói nguồn gốc Cụ nghe)
ReplyDeleteCụ Tổng đang... miên man :)
DeleteTiếng gì chẳng học được .Khó nhất là “ tiếng lòng ” có khi vài chục năm vẫn chẳng hiểu được tiếng ấy
ReplyDeleteThế mới có bi kịch !
Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai?
ReplyDeleteHoang tưởng
Ở VN hiện nay có nhiều giáo viên Anh ngữ đạt trình độ đó chưa?
Cách đây 5 năm, khi con tôi lên cấp 3, vào hệ Full times English, muốn đạt tới trình độ Anh ngữ là ngôn ngữ thứ hai, các cháu phải nộp học phí 350.000.000 đ/năm để trả tiền lương giáo viên Quốc tế đó.
Những năm tiểu học, tôi học sách Tân Quốc Văn (TQV), thực sự TQV là sách làm mới Quốc Văn Giáo Khoa Thư ( QVGKT), bộ sách nổi tiếng của các cụ Trần Trọng Kim, Đỗ Thận, Nguyễn văn Ngọc hợp soạn mà thế hệ cha ông chúng tôi ai cũng ít nhiều được học qua. Sách gồm những bài văn ngắn, chú tâm rèn luyện đạo đức, nhân cách con người…
ReplyDeleteTQV gồm nhiều bài thơ ngắn, dễ nhớ, in vào đầu trẻ nhỏ ( mà thật thế, bây giờ 60 năm cuộc đời tôi vẫn nhớ). Ví dụ bài khuyên học sinh chăm học đưa ra hai học sinh tên Sơn và Lãn ( lãn nghĩa là lười):
Sơn và Lãn nhân ngày nghỉ lễ
Cùng đi xe đạp để về quê…
Sơn cặm cụi nhanh chân cố đạp
Càng lên cao càng rạp cả người
Thoắt đà đỉnh dốc tới nơi
Buông xe ngồi nghỉ chờ người bạn thân
Riêng phần Lãn tần ngần ngại khó
Không lấy đà không cố từ xa
Giữa đường dốc chửa vượt qua
Chùn tay lái ngã văng ra vệ đường
Cũng như việc học ở trường
Chăm thì tấn tới, lười thường kém xa…
Tính tôi vốn lười, nhưng chính những vần thơ mộc mạc ấu thơ thúc dục tôi cố gắng…
Năm học lớp 4. Bài thơ dài đầu tiên tôi được học là bài Mồ Côi, thầy chỉ cho biết Tố H. hiện đang ở Hà Nội. Bài thơ nói lên nỗi thống khổ của trẻ mồ côi. Có lẽ tôi có khiếu văn chương nên thích , thuộc lòng bài thơ này:
…Con chim non vỗ cánh- Đi tìm tổ bơ vơ- Trên nẻo đường sương lạnh- Sướt mướt dưới dòng mưa..
Con chim non chút chit- Gió động khóc tràn trề- Chao ôi buồn tha thiết- Chim ơi biết đâu về……
Đoạn kết: Con chim non không tổ-Trẻ mồ côi không nhà- Hai bên cùng đau khổ- Cùng vương vất bê tha…
Một bài thơ đẹp, nhân bản. Lên trung học, tôi lại thích bài thơ “ LY rượu thọ”của Tố Hữu, bài thơ nay có lẽ thất truyền. Nét thơ tài hoa, hào khí. Kể chuyện viên tướng Mã Chiếm Sơn đánh quân Nhật. Trận đầu, Chiếm Sơn thất bại. Câu chuyện tiếp theo, Tố Hữu làm thơ.Tôi cũng thuộc bài thơ này ( Trích đoạn):
- Mã Chiếm Sơn buông cương và ngẫm nghĩ- Ngựa rung bờm hý lạnh giữa tàn quân- Đồi giăng xa bốc khói đỉnh non ngàn. Đã khuất phục dưới lá cờ binh Nhật- Trán kiêu hãnh một lần trông xuống đất- Mã nghẹn nghào thôi hết Mãn Châu ơi…
* Rồi sau này, Tố Hữu làm thơ. Ông mê danh vọng... Ông sẵn sàng bước lên cho dù dẫm trên lưng văn hữu Hoàng Cầm Trần Dần…Và nhiều người khác. Ông viết: Giêt giêt giết bàn tay không chút nghỉ...Thi sĩ Tố Hữu đã chết...
* Nay họ làm khu tưởng niệm. Chẳng do quý mến ông. Chung quy là $$$. Khốn nạn cho ông…
Ngàn năm bia miệng…
Tố Hữu Ham mê danh lợi tự thiêu phẩm giá!!!
Trước khi làm nhà văn, thơ. Hãy làm một con người...
Mấy câu thơ hay nhất của Tố Hữu:
ReplyDeleteYêu biết mấy nghe con tập nói,
Tiếng đầu lòng con gọi: "Stalin."