Tuesday, December 4, 2018

Nhà thơ, tượng đài và cúc họa mi

Ảnh:: 24H

Trên FB của tôi tràn ngập tin về tượng đài Tố Hữu và cúc họa mi khoe sắc với phái đẹp từ 15 đến U60++, chả hiểu sao.

Vài lần café với tay bạn trên phố Hồ Xuân Hương, đối diện là tòa nhà cao vút thách đố với tòa soạn báo Tiền Phong cũng ngất ngưởng. Nghe nói cả hai tòa nhà này là villa thời Pháp để lại nhưng thấp quá nên người ta phá đi để “xây cho nhà cao cao mãi…”

Y thì thầm kể về tòa nhà bên cạnh báo mà tôi nhớ đã chụp ảnh khi nó còn thấp tè. Y còn bảo, ông “Lành” chẳng gặp lành, nhà chật không có chỗ thờ. Dân có vẻ sướng vì sinh thời ông nhà thơ làm hỏng cả văn học lẫn kinh tế.

Rồi y cười, hóa ra chỉ là tin vịt. Thực tế gia đình nhà thơ được phân nhà đó, rồi hóa giá rẻ, cho thuê kiếm tiền, còn gia đình đi tá túc ở khu lắp ghép, mới có chuyện không có chỗ thờ…thơ.

Chuyện hay ở chỗ là tay này bảo tôi, nhà này đã được bán có chủ mới và sắp xây lại. Mà trên phố này còn vài villa kiểu đó. Rồi y than, “làm cách mạng từ khi tôi đã hiểu” là như thế đó, làm kinh tế cho đất nước thì lụn bại, nhưng kinh tế gia đình thì tuyệt vời ngay cả khi đã mất.

Nhớ câu vè dân gian “Nhà thơ làm kinh tế…” về một thời, tôi chợt nhận ra Tố Hữu làm kinh tế giỏi chứ không như thiên hạ đồn thổi.

Hồi năm 2014 nhân chuyện Siu Black có nguy cơ bị phá sản, tôi có viết một bài về Nghệ sỹ và Đồng tiền, có nhắc đến Tố Hữu.

---- trích ----

Nếu Tố Hữu còn sống và hỏi chúng ta, ông nên theo nghiệp thơ hay tham gia vào chính trường. Có lẽ tới 99% khuyên ông nên tiếp tục sáng tác thơ, nhả những vần điệu lục bát, mang tính sử thi, hơi thở của cuộc sống, thấm đẫm tình người. Ông mà theo nghiệp chính trị và kinh tế, đất nước lại lầm than.

Theo ông kể, một cụ đồ đặt bút danh “Tố Hữu”, nghĩa là có “ý chí, khí phách tiềm ẩn trong người”. Có thể vì thế mà Tố Hữu tự tin chuyển từ nghệ sỹ sang chính trị. Sau 1975 ông phụ trách ban Nông nghiệp Trung ương, rồi vào Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách kinh tế.

Mang kinh nghiệm gieo vần bằng trắc vào quản lý kinh tế quốc gia, Tố Hữu đã “đóng góp” không nhỏ trong việc quyết định giá lương tiền, lạm phát tới hàng ngàn %, đất nước đi vào suy thoái, đứng trước bờ vực thẳm sụp đổ.

Vì thế ông có biệt danh, nhà thơ làm kinh tế. Mà thời đó cũng loạn, ông chuyên chính trị lại in thơ. Thống chế chuyển sang phụ trách sinh đẻ có kế hoạch. Dân có bo bo thay gạo, một tháng may ra được hai miếng thịt ôi.

Nếu Tố Hữu tiếp tục làm thơ, không màng chính trị, kinh tế, chắc chắn ông là nhà thơ nổi tiếng của thế kỷ 20 của Việt Nam. Nhưng nhảy vào làm kinh tế, thơ ông không còn, đất nước nát như tương.

Đầu những năm 1960, miền Bắc rất nghèo, ông đã “Chào 61 đỉnh cao muôn trượng”. Từ trong rừng Việt Bắc, ra đường cái quan, ông đã trầm trồ “Đường ta rộng thênh thang 8 thước”, trong khi thời nay, đường cao tốc rộng hàng trăm mét. Nhãn quan của thơ ca khó mà dự đoán được đồ thị lên xuống của thị trường vốn khô khan và khắc nghiệt.

Thời ngăn sông cấm chợ của nhà thơ đã biến từ dân tới quan, từ người bình thường đến nghệ sỹ, thành thương gia bất đắc dĩ.

Tôi đọc trên facebook một nhà thơ kể chuyện đi buôn. Lần công tác bên Lào, nghe nói bên đó có thể mua áo phông, son, quần bò Thái mang về Hà nội, bán có lãi, chị liền mượn vài chỉ vàng để buôn vặt.

Khi gom hàng xong, lên máy bay đi từ Vientiane về Hà Nội với hai va li hàng chật cứng, bỗng nhà thơ chảy nước mắt “Không hiểu làm thế này, mình còn gieo vần được nữa không”. Sau này chị vẫn gieo vần nhưng thơ không reo như Tố Hữu “đỉnh cao muôn trượng”.

Nhưng cuộc sống là thế, thơ gì thì thơ, cũng phải có tiền mua sữa cho con. Một thực tế nghiệt ngã mà bất kỳ nghệ sỹ nào cũng phải nghĩ đến. Tố Hữu chuyển sang làm kinh tế cũng là bình thường.

Toàn bài trên https://hieuminh.org/2014/03/28/nghe-sy-va-dong-tien/#more-28413

--- hết trích ---

Tượng đài thơ

Quay lại chuyện nhà tưởng niệm, vài chục tỷ chả là gì so với tư gia đã bán trên phố Hồ Xuân Hương. Quan trọng là ý nghĩa của tượng đài cho hậu thế.

Nếu Tố Hữu chỉ có thơ ca thì ông xứng đáng có một vị trí trên một mảnh đất vàng và trong lòng người yêu thơ. Nhưng phần thơ của ông lại quá nhỏ so với phần kinh tế quốc gia hay kinh tế gia đình.

Dựng nhà tưởng niệm thơ mà không được lòng dân thì họa khó lường. Nhỡ một hôm nào đó Tố Hữu thức dậy và hỏi “họa này ở đâu ra”, thì các bà các cô nghe nhầm sẽ nói về loài hoa đang khoe sắc trên Công viên Đá Sông Hồng “Họa mi”.

HM 4-12-2018

33 comments:

  1. anh Lành cùng với anh Khu
    hai anh hợp sức bỏ tù... nhân văn

    ReplyDelete
  2. Ngôi biệt thự có CÂY TÁO ÔNG LÀNH là ở phố Phan đình Phùng chứ nhỉ
    Sang Hồ Xuân Hương là nhà nhỏ của chị Thanh rồi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi nhớ chính xác rằng năm tôi vào học cấp 3 trường Phan Đình Phùng phố Cửa Bắc, tôi đã được đọc các tập Giai phẩm mùa Xuân, có những chuyện Cây Táo ông Lành và Con ngựa gia của Chúa Trịnh thì chúng tôi xách cặp đi bộ qua ngôi biệt thự đó để biết về cây táo của ông Lành.
      Cho đến khi ông Lành thất thế, vợ chồng nhà thơ Phùng Quán đến thăm ông Lành vẫn nhắc đến cây táo trồng ngay trước ngõ đó.
      Ngôi biệt thự đó không to, nhưng vườn rộng, lại ở khu đất vàng, giá hàng chục triệu USD

      Delete
    2. Tôi biết nhà của cụ TH ở Phan Đình Phùng nhưng sau này ai ở thì chịu, nhưng nhà ở HXH thì cũng ở cụ thơ mà ra :)

      Delete
    3. Con nó ta sai, nhà nó ta chiếm, ....

      Tại những nước đang giẫy đành đạch, sắp nhưng chưa chết, nhà cửa của nhà nước cấp cho ở, phải trả tiền thuê, không có chuyện hóa giá nhập nhằng như ăn cắp của công. Khi hết nhiệm vụ là ngay hôm sau phải trả lại nhà.

      Nếu cứ hóa giá thì với thời gian tất cả nhà cửa của dân thường sẽ bị tịch thu để cấp cho công thần hay công nhân viên của nhà nước.

      Delete
  3. Có lẽ bác Vân nhớ nhầm, chuyện Cây Táo ... đăng báo Văn Nghệ khoảng 1971-72, không phải thời NVGP.
    Tác giả chuyện có thể đã bị đì oan vì vô tình phạm huý?
    Tố Hữu lúc làm phó thủ tướng quyền lực rất lớn - có thể một trong các ứng cử viên tương lai cho chức TBT.
    Vụ giá lương tiền lúc đó ai cầm trịch cũng bị tiêu, nhà thơ được cái dám quyết.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bài Cây Táo Ông Lành chẳng có gì xuyên tạc chế độ hay lãnh đạo. Chỉ vì "phạm húy" mà bị mang ra đấu tố với bản án không văn tự suốt 25 năm. Bản án không văn tự đó đã "phạt" tác giả một tập thơ sắp xuất bản, một chức vụ trong Ban Văn Nghệ Đài Tiếng Nói VN đang sắp duyệt, một phiếu nghỉ việc vì lý do sức khỏe ở tuổi 37 với số trợ cấp thương tật ít ỏi không đủ song khiến tác giả phải bỏ bút nghiên đi bán nước chè, nuôi lợn, v.v. , Án tù giáng lên các tác phẩm trong 25 năm không được nơi nào nhận đăng là phần nghiệt ngã nhất đã chôn vùi người cầm bút trẻ tuổi.

      Chế đô của ông Lành không lành chút nào!

      Cái vạ của Cây Táo Ông Lành

      Delete
    2. Một truyện ngắn có thể làm lao đao, lận đận cuộc đời một con người :

      Cây Táo Ông Lành

      Delete
    3. Phạm húy, đụng vào tên ông "Lành" là chuyện phụ, chuyện nhỏ.

      Chuyện chính nằm ở vài nơi khác.

      Không oan đâu, hình phạt còn nhẹ tay đấy.

      Delete
    4. Ngày xưa sao dễ mắc vạ thế nhỉ? Thế thì làm sao ngẫng cao đầu mà hiên ngang sống hở trời?

      Bác Cua mà viết blog thời ấy thì...chẳng dám nghĩ đến! 😜

      Delete
    5. Hồi đó phải biết sợ hay biết đóng kịch giỏi mới không bị nạn.

      Không phải chỉ viết ra mới bị bới lông tìm vết. Suy nghĩ ở trong đầu thì không sao, he hé nói ra suy nghĩ khác chiều là có thể bị đì.

      Ngay cả huýt sáo một bài hát xưa cũng đã bị báo cáo và bị tội.

      Hát nhạc vàng xưa thôi chứ không phải nhạc vàng sau 54 cũng đã bị nhốt vào tù mút mùa rồi.

      Tóm tắt nha : sống được trong thời đó đã khó thì làm gì có chuyện sống "hiên ngang" !



      Delete
    6. Nếu sống ở làng xã, xa nơi thành thị, thì còn bị kiểm soát kỹ hơn. Đôi khi bị nạn vì lý so vớ vẩn.

      Mấy ông quan mới ghét mình là mình và cả gia đình mình bị phiền hà ghê lắm.

      Phải lấy chữ nhẫn làm kim chỉ đường rồi bỏ quê mà âm thầm lánh nạn nơi khác.

      Cúi mặt mà sống chứ ngẩng đầu lên là nguy to.

      Delete
    7. Chi TM, CaTim khong open duoc cai Link cua chi.

      Delete
    8. Chắc viết thần phú trật chính tả chị ạ. Thử lại xem sao:

      Cái vạ của Cây Táo Ông Lành

      When all else fails:

      http://nguyetvien.net/showthread.php?t=1309

      Chịu khó copy địa chỉ trên rồi paste vào browser vậy. 😢

      Delete
    9. Tưởng chuyện quá giản dị chỉ vì phạm húy là nhìn thấy cây mà chẳng thấy rừng ở phía sau :
      - chọn đường
      - chê nhà mới
      - Đầu lâu đen ĐLĐ ...
      - ....

      Delete
  4. Nhà thơ đã đi vào lịch sử :
    "Tên Lành nhưng dạ chẳng lành"

    Cay đắng hay trái đắng cũng do nhân quả ?

    ReplyDelete
  5. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  6. lời phê bình truyện ngán thiếu nhi "Cây táo nhà ông Lành"
    Một truyện ngắn về thiếu nhi đăng trên tuần báo Văn nghệ trong thời gian qua thuộc loại nấm độc nguy hiểm. Với lối viết kiểu "biểu tượng hai mặt", truyện này gieo rắc hoài nghi trong quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng ta, gieo rắc tư tưởng chống lại đường lối cách mạng, chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền chuyên chính vô sản của chúng ta. Miêu tả cuộc sống heo hút, tâm trạng u buồn của một ông già, người vợ chết vì bom, người con trai độc nhất "vô bộ đội đợt đầu tiên kể từ sau khi có lệnh hoà bình", truyện này không những bộc lộ quan điểm sai lầm của chủ nghĩa nhân đạo tư sản trong vấn đề chiến tranh, mà còn có tác dụng như một lời kêu gọi phản đối chiến trânh cách mạng, có hại cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước của nhân dân ta. Trong điều kiện chuyên chính vô sản, cuộc đấu tranh giữa hai con đường ở miền Bắc tiếp tục diễn ra gay go , phức tạp, tác giả truyện ngắn này đưa ra hình ảnh cái đầu lâu khủng khiếp và nói về việc " từ bỏ con đường này đi theo con đường khác" là có dụng ý gì? Phải chăng đây là sự phản ứng giai cấp trước một số biện pháp như kiểm tra hành chính , thu lại ruộng đất bị lấn chiếm , chống bọn ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa và bọn làm ăn trái phép, bọn đầu cơ, móc ngoặc, vv...mà nhà nước dân chủ nhân dân đã áp dụng để bảo đảm thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trong việc giải quyết vấn đề "ai thắng ai" ở miền Bắc? Cùng với lối viết bóng gió, xuyên tạc "nhà mới mà đã dột vì chuột bọ", tác giả đe doạ "bỏ" con đường mà tác giả cho là "con đường tắt" để đi con đường khác! Đó là một sự thách thức chế độ ta. Chuyện đã không chân thật, chủ đề lại lấp lửng, chi tiết lại đáng ngờ, gieo rắc những quan điểm, tư tưởng sai trái, đây rõ ràng là một truyện xấu và có hại. Vì tính chất độc hại của nó, truyện ngắn này đã bị đông đảo bạn đọc kịch liệt phản đối..."

    và đay là câu chuyện khiến nhà văn Hoàng Cát lân đận cả cuộc đời
    Vì quá dài nên dẫn line

    https://xuankhoa.violet.vn/entry/show/entry_id/1023072

    ReplyDelete
    Replies
    1. Một bọn tâm thần phân liệt.
      Tôi đọc mãi vẫn không thấy Hoàng Cát viết hoặc ám chỉ gì có hại cho Tố Hữu hay chế độ.

      Delete
  7. TIN MỪNG cho những ai trông đợi Trump là con của Chúa trời gửi xuống đê là cứu tính của nhân loại. Sau khi ca tụng là mình có quan hệ cá nhân đặc biệt với Tập Cẩm BÌnh, Trump vừa nói là trong tương lai gần đây sẽ hợp sức cùng Trung quốc và Nga để ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang điên khùng hiện nay

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đúng là tin mừng.
      Bản ghi nhớ kết án cho thấy trong giai đoạn chuyển tiếp, Jared Kushner đã chỉ thị cho Michael Flynn tiếp cận với Nga về các khu định cư của Liên Hợp Quốc và Israel. Đây là một nỗ lực đàm phán với Nga sau lưng chính phủ Hoa Kỳ, vào thời điểm chế độ Trump không nhậm chức, và không có quyền lực. Ở đó, ít nhất, một sự vi phạm nghiêm trọng của Đạo luật Logan - và có lẽ còn nhiều hơn thế nữa.
      Còn $500 đề nghị tặng putin tầng áp mái toà nhà tháp trump ở Moskow?

      Delete
  8. Ôi thiên đường ông Lành vẽ ra nè
    Ba con tôi đã ngủ lâu rồi
    Còn bao nhiêu trẻ không được ngủ trong nôi
    Miền bắc thiên đường của các con tôi !?
    Oh My God ,các bác dạo ấy là người nhớn mà còn hãi đến mức theo bác Chân Đất _ Tóm tắt nha : sống được trong thời đó đã khó thì làm gì có chuyện sống "hiên ngang" !thế mà ông ý còn thương hại cho đám trẻ con miền Nam chưa được ngủ chung cái nôi với con ông ấy ,hic có mỗi cái nôi chục triệu dollars thì bố con nhà ông Lành xí mẹ nó mất rồi ,còn chỗ đâu cho thiếu nhi miền bắc nói gì tới đám nhỏ bên kia chiến tuyến ,thật may tôi không dám có tơ tưởng đến cái nôi thiên đường ấy

    ReplyDelete
  9. Vụ tát tập thể của học trò: Chưa thấy Bộ trưởng Nhạ vào bệnh viện

    Vụ việc cô chủ nhiệm ở Quảng Bình yêu cầu học sinh tát 231 cái tát vào mặt một bạn vì nói tục trong giờ chơi đã khiến cho dư luận bất bình.

    Chuyện chưa dừng ở đó, ban Giám hiệu còn bắt trò khai bằng những tờ viết tay.

    Vụ này chưa chìm xuống lại có tin một cô giáo Hà Nội bị tố bắt học sinh lớp 2 tát bạn 50 cái. Cô giáo Hà Nội đã bị đình chỉ công tác.

    Những vụ việc "tát có tổ chức và tụ tập đông người" xảy ra liên tiếp như thế này làm hỏng hình ảnh cách trồng người của xứ ta.

    Chắc đây chỉ là những vụ bị truyền thông biết đến.

    Không thể trồng người bằng bạo lực "tát" từ gia đình, nhà trường đến xã hội.

    Cô giáo ở Quảng Bình đã phải vào bệnh viện vì bị sang chấn tâm lý cho dù cô không bị đồng nghiệp tổ chức tát hội đồng cái nào. Cái tát của dư luận đã làm cô tỉnh đòn.

    Lẽ ra Bộ trưởng Nhạ phải đích thân gửi công văn, điện khẩn cấm tát, hành hạ học sinh trong trường, thì tới thời điểm này không thấy ông nói gì.

    Để nhiều vụ tát tập thể xảy ra thì Bộ trưởng nên đi chữa bệnh vô cảm, bị tát mà không đau, ngọng mà không biết mình ngọng.

    https://www.facebook.com/luck.minh/posts/2349973645013398

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thật không thể tin nổi.
      Tôi đề nghị tổ chức hội nghị phụ huynh để họ tát lại các cô giáo này đúng ngần ấy cái tát cho thấm.
      Một bọn vô học đi dậy học.
      Y tá vô học làm thủ tướng,
      Hoạn lợn làm nguyên thủ.
      Nhà thơ làm kinh tế.
      Cai đồn điền làm chủ tịch nước.
      Họ nhà tôm, óc bằng cứt.

      Delete
  10. Eo ơi, nếu lỡ được ngủ chung cùng trong cái nôi ấy thì ngay đến con trai trẻ cũng có thể đêm đêm bị nhà thơ XD lẻn vào sờ bóp ?

    Em chả dại đâu ! ����

    ReplyDelete
    Replies
    1. Một bài viết rất chân tình và ... hay, rất hay :

      VTH : Nghề và nghiệp ....

      Delete
    2. VTH :

      "...
      Sau chín năm tù, tôi làm nhiều nghề mà trước kia có nằm mơ cũng không nghĩ ra: thợ cán cao su, sản xuất bột nở cho các bà bán cháo quẩy, bột nở cho cao su, sản xuất ve quét tường, xà phòng bột, kem đánh răng, son môi… và rất nhiều nghề khác nữa...
      "

      Delete
    3. Bác Chân Đất dẫn link từ Dân Luận e rằng nhiều người không vào được.

      Link từ FB của Vũ thư Hiên có lẽ đễ hơn, ít nah6t cho đên cuối tháng này, khi luật ANM có hiệu lực.

      VTH Nghề và nghiệp...

      Delete
    4. FB VTH :

      ...
      “Chúng ta đều là những thằng hèn. Chúng ta thấy, chúng ta biết, nhưng chúng ta ngậm miệng. Vì sợ. Tớ gửi cho cậu những lời gan ruột này. Hãy đọc, hãy sắp xếp lại cho gọn giúp tớ, để những thằng hèn như chúng ta đã từng, hiểu ra điều cần phải hiểu để mà sống cho ra Người”(TH)
      ...

      Delete
  11. Cây bút không xương . . .
    Ngoài Bắc dạo ấy khổ quá nhỉ. Sao tâm địa con người có thể quanh co, ác độc thế? Mấy lão công an văn hóa, bây giờ nếu còn sống, phải đền tiền cho con cái tác giả "Cây táo nhà ông Lành" và gia đình các nạn nhân nhóm Nhân Văn Giai Phẩm.

    ReplyDelete