Tuesday, December 11, 2018

Người Việt: Tướng Nguyễn Hữu Hạnh đang sống trong nghĩa trang

Hai ông bà tướng Hạnh trước nhà. Ảnh: NVO

TIỀN GIANG, Việt Nam (NV) – Chuẩn Tướng Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) Nguyễn Hữu
Hạnh, người từng là phụ tá tổng tham mưu trưởng Quân Lực VNCH, đang sống những năm
tháng cuối đời tại một căn nhà tuềnh toàng trong khu nghĩa trang ở tỉnh Tiền Giang, cùng với
người vợ sau, nhỏ hơn ông 33 tuổi, trước đây làm nghề bán vé số.


Không chỉ là tướng VNCH, ông Hạnh, năm nay 95 tuổi, còn là “cơ sở nội tuyến chiến lược của
Ban Binh Vận Trung Ương Cục Miền Nam” của Cộng Sản. Trong ngày 30 Tháng Tư, 1975, ông
từng ra lệnh cho sĩ quan, binh sĩ án binh bất động, thuyết phục Tổng Thống Dương Văn Minh
kêu gọi binh sĩ buông súng đầu hàng.

Đã lập được công trạng với chế độ Cộng Sản như vậy, ông Nguyễn Hữu Hạnh nay bị bỏ rơi như
thế nào?

Gian nan tìm nhà Tướng Hạnh

Phóng viên báo Người Việt tìm về “nhà” của ông Nguyễn Hữu Hạnh vào một ngày cuối Tháng
Mười Một, năm 2018, với “vốn liếng” chỉ là một địa chỉ khá mơ hồ: “Ở thôn Tân Hiệp, huyện
Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Ngôi nhà được cất bên cạnh một nghĩa trang.”

Từ Sài Gòn, chúng tôi đến Bến Xe Miền Tây để bắt xe đi xuống Tiền Giang. Sau khi xem địa chỉ
mà chúng tôi muốn đến, cô bán vé xe bảo: “Không có chuyến xe nào về chỗ Tân Hiệp này đâu.
Chỉ có xe đi Sóc Trăng sẽ đi ngang khu vực này, rồi lên xe em dặn bác lơ xe khi tới vòng xoay
Lương Phú thì cho xuống. Rồi từ đó bắt xe ôm thêm 10 km mới tới Tân Hiệp.”

Khi nghe chúng tôi thắc mắc: “Không còn đường nào khác nhanh hơn hả chị?” Cô bán vé lắc
đầu: “Chỉ có cách này là nhanh nhất rồi. Vì chỗ đó là vùng quê, không xe nào chạy ngang đó
đâu?” Chúng tôi đành mua vé rồi lên xe.

Ngã tư vòng xoay Lương Phú thuộc tỉnh Tiền Giang, cách Bến Xe Miền Tây ở Sài Gòn tầm
70km. Tới đây chúng tôi xuống xe và đón xe ôm về ấp Me, thôn Tân Hiệp, huyện Châu Thành.
Lên xe ôm chạy được một đoạn, tôi mới hỏi người chạy xe ôm là có biết nhà ông “Nguyễn Hữu
Hạnh, khoảng hơn 90 tuổi, trước làm tướng cho chế độ cũ không?” Bác xe ôm lắc đầu, bảo: “Tôi
làm nghề này ở đây chắc cũng 40 năm rồi mà chưa nghe đến cái tên như vậy?”

Chúng tôi hỏi tiếp: “Bác có biết có nghĩa trang nào ở khu vực ấp Me đó không? Vì con biết nhà
ông Hạnh bên cạnh nghĩa trang.”

“Thật ra người dân ở đây gọi là ‘gò’ chứ không ai gọi là nghĩa trang cả? Vì hầu hết khu vực miền
Tây, nghĩa trang không được qui hoạch tập trung, mà mạnh nhà nào nhà đó tự chôn cất người
thân khi mất ở đất nhà mình, hoặc đất công cộng nào đó mà không có ai ở là họ tự chôn mà
thôi.” Bác tài xế xe ôm cho biết.

Quả thật, đoạn đường từ vòng xoay Lương Phú tới ấp Me, Tân Hiệp có rất nhiều nghĩa trang nhỏ
lẻ. Người dân nơi đây tự chôn cất người thân của mình.

Khi đến nơi, tôi hỏi nhiều người dân xung quanh khu vực ấp Me này, về ngôi nhà của “ông
Hạnh, đã hơn 90 tuổi sống bên cạnh một nghĩa trang” nhưng không ai biết hết.

Chạy đến khu vực nào có mồ mả là chúng tôi đều dừng lại hỏi, nhưng tất cả đều lắc đầu không
biết. Tìm mãi không ra, tôi bèn kêu bác xe ôm chạy ngược ra lại quán nước đầu hẻm, ngõ vào ấp
Me, ngồi uống nước.

Chúng tôi đem câu chuyện về ông Hạnh để hỏi cô chủ quán, cô cũng lắc đầu bảo “chắc em tìm
lộn địa chỉ, chứ tôi bán quán ở đây hơn 20 năm cũng chưa nghe ông Hạnh nào hơn 90 tuổi ở khu
vực này cả. Chỉ có một ông Hạnh, khoảng 80 tuổi, nhưng đã mất cách đây cũng hơn 2 năm rồi.”

Trong lúc đang tuyệt vọng thì có một ông bán vé số vào mời mua. Chúng tôi vội mua tờ vé số
ủng hộ ông nhưng chủ yếu để hỏi nhà ông Hạnh, thì lập tức ông trả lời ngay: “Có phải ông Hạnh
lớn tuổi, trước ở Sài Gòn làm lớn lắm phải không?” Tôi vui mừng gật đầu “đúng rồi!”

Lập tức ông chỉ đường, bảo cứ chạy vào hẻm này đến gần cuối đường có một cái “gò” (nghĩa
trang) lớn lắm. Hỏi nhà bà Tư Bóng là mọi người biết, chứ hỏi nhà ông Hạnh không ai biết đâu.”

Ông giải thích thêm: “Bà Tư Bóng lúc trước bán vé số như tui, nên tui biết. Bà bây giờ cũng hơn
60 tuổi rồi, bà có 5 đứa con, một đứa bị bệnh cũng tội nghiệp lắm. Chồng mất sớm nên bà một
tay bán vé số nuôi con. Từ ngày bà gặp ông Hạnh và kết thành vợ chồng thì bà không còn đi bán
vé số nữa. Có lẽ ông chồng bả lương cũng khá nên gia đình thấy đỡ lắm rồi.”

Như cánh cửa bị đóng và nay đã có chìa khóa trong tay, quả thật hỏi nhà bà Tư Bóng thì người
dân ở đây biết và chỉ dẫn cặn kẽ. Đến gần cuối con đường ấp Me, một nghĩa trang to hiện ra với
nhiều ngôi mộ đã được chôn cất. Bên cạnh là một ngôi nhà cấp 4 (loại nhà mái tôn, xây gạch rẻ
tiền), khá cũ.

Tiếp chung tôi là một người phụ nữ tầm hơn 60 tuổi. Khi được hỏi “có phải bà là Tư Bóng?’ bà
liền xác nhận và bảo “các chú đến tìm anh Hạnh phải không?” Tôi hơi bất ngờ về câu hỏi này,
liền được bà cười bảo: “Tìm đến nhà tôi thì chỉ có gặp anh Hạnh, chứ bán vé số như tôi thì ai mà
tìm.”

Rồi bà vừa chỉ vào ngôi nhà, vừa bảo: “Ổng mới ngủ dậy đó. Bây giờ già rồi cũng lẫn, không
nhớ được gì hết. Mới 3 tháng trước ông phải vào bệnh viện vì bị cao huyết áp.” Bà dẫn chúng tôi
đi ngang một ngôi mộ nằm ngay chính giữa cửa chính của ngôi nhà, khiến ai lần đầu bước vào
cũng thấy rợn người.

Sống khép kín, ít giao tiếp bên ngoài

Trong nhà không có vật dụng gì quý giá. Trên tường có treo tấm “bằng khen” của chính quyền
Cộng Sản trao tặng. Cùng với tấm bảng ghi dòng chữ “Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, sáng
ngày 30/4/1975, cơ sở nội tuyến chiến lược của Ban Binh Vận Trung Ương Cục Miền Nam, phụ
tá tổng tham mưu Ngụy đã lệnh cho sĩ quan, binh sĩ án binh bất động, thuyết phục Tổng Thống
Dương Văn Minh đầu hàng quân giải phóng.”

Trước mặt chúng tôi là ông Nguyễn Hữu Hạnh, dáng người ốm, tay chống gậy. Mặc dù ông đang
ngồi trên ghế để uống cà phê, nhưng mắt vẫn lim dim mơ màng. Mái tóc lưa thưa bạc trắng, răng
rụng hết, nước da sạm với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt đầy những vết chân chim.

Bà Tư Bóng ghé sát tai ông Hạnh bảo: “Có nhà báo trên Sài Gòn xuống thăm anh.” Ông gật
đồng ra vẻ biết chuyện.

Khi chúng tôi hỏi: “Ông năm nay được bao nhiêu tuổi rồi?” – Bà Tư ghé sát tai ông nói lại. Ông
liền trả lời rất nhanh “Tôi tên Nguyễn Hữu Hạnh, năm nay 95 tuổi.” Rồi như chắc ăn thêm, ông
quay sang hỏi vợ: “95 rồi bà nhỉ?” Bà Tư liền trả lời: “Ừ, đúng rồi!”

Rồi bà Tư quay sang bảo tôi: “Tai ông nặng lắm, nói gì phải ghé sát tai nói mới nghe. Chứ nói
chuyện bình thường ông không nghe được đâu.”

Bà nói thêm: “Cách đây 2 năm thì ông còn nhớ nhiều, chứ bây giờ dường như ông chẳng nhớ gì
hết. Mới 3 tháng trước ông phải vào bệnh viện vì cao huyết áp. Bây giờ ông đi lại rất khó khăn,
ăn uống cơm nước một tay tôi lo thôi.”

Ông tướng nên vợ nên chồng với bà bán vé số

Nói về cuộc hôn nhân với ông Hạnh, bà Tư kể: “Tôi tên thật là Trần Thị Hiệp, dân đây gọi là Tư
Bóng. Hồi đó nhà nghèo không đất đai gì. Nên về cái ‘gò’ này để tự làm chòi để ở. Vì nghĩ đất
nghĩa trang thì không ai đuổi đi. Chồng tôi mất sớm để lại 5 đứa con, nên một tay tôi phải đi bán
vé số nuôi con.”

“Tôi gặp ông Hạnh vào năm 2010. Hồi đó ông từ Sài Gòn về ở nhà ông Bảy Rết, là anh em họ
hàng với ông Hạnh, nhà cũng sát bên cạnh đây thôi. Ông Hạnh thường hay mua vé số giúp tôi.
Gặp nhau vài lần tôi mới biết vợ ông cũng mới mất, nên ông buồn, tìm về quê cho thanh thản,
kiếm người hủ hỉ tuổi già. Hồi đó không biết ông là tướng lãnh gì ngày xưa đâu.”

“Tôi lúc đó cũng 53 tuổi rồi. Mới nhìn ông cứ tưởng là cỡ 75 thôi, ai ngờ ông cũng đã 86 tuổi,
hơn tôi đến 33 tuổi. Con đầu ông còn lớn tuổi hơn cả tôi. Mới đầu chúng phản đối dữ lắm, vì cho
rằng tôi lấy ông là vì tiền bạc, chứ ông già vậy ai mà đi bước nữa với ông. Nhưng bây giờ thì tụi
trẻ đã hiểu chuyện, biết cảm ơn tôi, bảo: ‘không có chị chắc ba không sống đến ngày hôm nay?’”

“Hồi đó ở đây chỉ là nhà tranh vách đất. Nhờ ông vay mượn được 30 triệu VND (khoảng $1,300)
để xây căn nhà này. Tiền lương của ông lúc đó được 8 triệu, nên ông vừa trả dần một tháng 2
triệu và giúp tôi trả các khoản nợ cũ. Bây giờ thì lương ông đã hơn mười mấy triệu rồi (khoảng
$600/tháng, so với thu nhập của người dân là khá cao).”

Chúng tôi hơi bất ngờ về chi tiết này, vì nghĩ ông đã về hưu thì làm sao có mức lương được
chính quyền trả như vậy? Thắc mắc thì được bà Hiệp bảo: “Thật ra khoảng 3 năm nay ông không
còn đi họp hành gì nữa, nhưng vẫn có tên trong thành viên ‘Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ
Quốc’ nên mới được mức lương như vậy. Hiện 2 vợ chồng sống dựa vào đồng lương đó thôi.”

Hỏi bà là chính quyền có hay cử người tới thăm ông không? Bà trả lời: “Không, chỉ lâu lâu đến
dịp 30 Tháng Tư thì có vài nhà báo xuống thăm trò chuyện mà thôi. Ở đây, ông cũng ít khi ra
ngoài nên hàng xóm cũng ít biết đến ông.”

Tới đây chúng tôi mới hiểu lý do vì sao mà lúc tìm nhà ông lại khó khăn như vậy, vì hàng xóm
không biết có ông Hạnh nào ở xóm mình cả.

Gần cuối đời sống ở nghĩa trang

Chúng tôi quay sang hỏi ông Hạnh: “Ông có nhớ gì ngày 30 Tháng Tư, 1975 không?” Bà Hiệp
kề tai ông nói lại như phiên dịch. Ông trả lời: “Có cái nhớ, có cái không?” Nghe đến đây chúng
tôi cũng mừng thầm, vì nghĩ biết đâu ông sẽ kể được chi tiết về biến cố này.

Nhưng khi hỏi tiếp: “Lúc đó ông làm gì?” Thì ông chỉ trả lời: “Lúc đó ở trong mặt trận, tôi là
giám đốc miền Nam…”

Rồi ông im lặng, người đơ ra như đang “nghiệm” điều gì đó mà không nhớ ra. Bà Hiệp bên canh
nói thêm như giải thích, “ổng quên hết rồi!”

Biết là không thể hỏi thêm được điều gì, nên tôi quay sang nói chuyện tiếp với bà Hiệp.
Thế mấy con của ông có hay từ Sài Gòn xuống thăm không? Bà Hiệp nói như thở dài: “Không,
lâu lâu có đám cưới hỏi gì của mấy cháu trong nhà thì cũng có gọi điện báo tin và mời ông về Sài
Gòn thì tôi đưa ông lên thôi. Chứ con cái không thấy xuống thăm ông. Có lẽ tụi nó bận công
việc.”

Về con cái và nhà cửa của ông Nguyễn Hữu Hạnh, báo Tiền Phong ở Việt Nam trong bài “Chuẩn
Tướng Nguyễn Hữu Hạnh bây giờ…” xuất bản ngày 26 Tháng Tư, 2017, có đoạn: “…Ngôi biệt
thự (của ông Hạnh) ở đường Phan Kế Bính sau khi người bạn đời của 14 người con mất đã bán
đi, mua mảnh đất ở ấp Tám, Tân Phú Trung, Củ Chi, Sài Gòn để ở, rồi lại khóa cửa để đấy, ông
Hạnh về đây quanh quẩn vui thú điền viên với bạn bè…”

Báo này kể có chi tiết trùng với lời kể của bà Trần Thị Hiệp: “Mươi năm trước, Mặt Trận Tổ
Quốc thành phố cho mượn 30 triệu làm 30m2 nhà cấp 4 này, trừ dần vào lương tháng, ông đã trả
hết. Mới rồi ông lại mới vay được 10 triệu xây thêm căn bếp.”

Trở lại thực tại, nhìn những ngôi mộ bên cạnh nhà, đặc biệt ngôi mộ ngay chính cổng ra vào,
chúng tôi e ngại hỏi: “Sống gần mồ mả vậy có sợ không?” Bà Hiệp nói “thấy cũng bình thường,
vì ở đây riết cũng quen rồi. Nghĩa trang này hiện nay họ vẫn tiếp tục chôn. Cứ có người mất thì
họ lại đem tới chôn thôi. Không vấn đề gì cả.”

Chúng tôi hỏi nước uống mà gia đình bà đang dùng được lấy từ đâu? Bà bảo: “Thì nước giếng
thôi!” Vừa nói bà chỉ ra cái giếng nước bên ngoài, sát bên cạnh những nấm mồ. Nghĩ mà nổi da
gà vì nãy giờ cũng đã uống một ly nước ở nhà bà, nguồn nước có thể bị ô nhiễm khi bên cạnh là
những nấm mồ.

Câu chuyện giữa chúng tôi và bà Hiệp lâu lâu lại bị ngắt quãng bởi những tiếng ho hay khạc nhổ
của ông Hạnh. Dường như ông không còn tự chủ trong các hành động của mình. Nhìn ông, ít
người ở đây biết rằng “ông già lẩm cẩm” ở trong căn nhà nhỏ xíu, xung quanh toàn mồ mả này
trước đây từng là một vị tướng VNCH quyền uy, một nhân vật quan trọng trong biến cố 30
Tháng Tư 1975, khiến miền Nam rơi vào tay Cộng Sản.

Chào ông ra về mà trong đầu chúng tôi băn khoăn về một kiếp người. Phải chăng đây là số phận
của một người làm tướng Việt Nam Cộng Hòa nhưng lại nằm vùng cho Cộng Sản, những ngày
tháng cuối đời phải sống trong nghĩa trang, làm bạn với những nấm mồ. (Nhật Bình)

****

Nguồn: Người Việt/viet-studies

http://www.viet-studies.net/kinhte/NguyenHuuHanhTrongNghiaTrang_NV.pdf
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/tuong-nguyen-huu-hanh-dang-song-trong-nghia-trang/

Ông Nguyễn Hữu Hạnh, sinh năm 1924, là chuẩn tướng Bộ Binh của Quân Lực VNCH.
Ông thường được biết đến với vai trò là phụ tá tổng tham mưu trưởng cuối cùng của
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, người đã tác động để Tổng Thống Dương Văn Minh sớm 
đi đến quyết định kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông vũ khí đầu hàng quân đội
Bắc Việt vào ngày 30 Tháng Tư, năm 1975.

Năm 1946, ông gia nhập quân đội Pháp dưới quyền Thiếu Úy Dương Văn Minh, người
sau này trở thành tổng thống cuối cùng của VNCH.

Ông Nguyễn Hữu Hạnh từng kinh qua các chức vụ: Tham mưu trưởng Phân Khu Sài
Gòn-Chợ Lớn (1952). Tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 30 Việt Nam Biệt Lập (1954). Du học
lớp Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp tại trường Fort Leavenworth, tiểu bang Kansas, Hoa
Kỳ (1958). Tham mưu trưởng Quân Khu Thủ Đô, sau đổi thành Biệt Khu Thủ Đô (1960).

Đại tá tham mưu trưởng Quân Đoàn IV do Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao làm tư lệnh
(1963). Ủng hộ Tướng Dương Văn Minh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1963). Trở
thành cơ sở của Ban Binh Vận Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của Cộng Sản Bắc Việt
(1970) trong cùng năm được thăng làm chuẩn tướng của Quân Lực VNCH. Phó tư lệnh
Quân Đoàn II (1972). Chánh thanh tra Quân Đoàn I (1973).

Ngày 15 Tháng Năm, 1974, ông Hạnh bị Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cho về hưu khi
mới 48 tuổi. Ngày 28 Tháng Tư, năm 1975, sau khi Đại Tướng Dương Văn Minh lên tổng
thống, ông Hạnh giữ chức phụ tá cho tân tổng tham mưu trưởng, Trung Tướng Vĩnh Lộc.
Sáng 29 Tháng Tư, Tướng Vĩnh Lộc đi di tản, vì vậy, nhân danh tổng tham mưu trưởng,
ông đã ra tuyên bố kêu gọi binh sĩ VNCH buông súng.

Cùng với Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, ông Hạnh là một trong 2 vị tướng bên cạnh
Tổng Thống Dương Văn Minh trong giờ phút cuối cùng của VNCH.

Sau năm 1975, được ghi nhận công lao trong tác động đến buông súng của Quân Lực
VNCH, ông Hạnh không bị đi tù cải tạo, mà còn được giữ chức vụ tổng thư ký Hội Nhân
Dân Bảo Trợ Nhà Trường, sau được bầu “ủy viên Mặt Trận Tổ Quốc thành phố” với tư
cách là “nhân sĩ yêu nước” và giữ chức vị đó cho đến nay.

57 comments:

  1. Luật nhân quả nay không cần đợi đến đời sau đâu.

    Ông Tướng này không bị đi học tập nhưng không tránh được cái kết khác.

    ReplyDelete
  2. Thơ Trần Vàng Sao-Một trí thức Huế từng nhảy núi lên xanh cùng thời với những Hoàng Phủ Ngọc Tường _
    Mi theo Cộng sản quá trời
    Bi chừ mi thấy đã đời mi chưa ?
    Ở nghĩa trang gần với cõi âm để ông ta suy nghĩ ,những 14 người con mà họ chẳng muốn về thăm ông chẳng lẽ cả 14 người đều bất hiếu ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi nghĩ @ hoa sứ hơi khắt khe qua đấy.
      Cha tôi lớn hơn cụ Ng Hữu Hạnh này mấy tuổi, một đảng viên cộng sản từ năm 1948, đã theo Việt Minh từ ngày tổng khởi nghĩa 1945, đã đi suốt mấy cuộc kháng chiến, nằm gai nếm mật, sống tận tụy liêm khiết, đến cuối đời vẫn một lòng trung thành với Tổ quốc với nhân dân... Nhưng cha tôi bảo gì tôi cũng không nghe theo lý tưởng của cha.
      Cụ giận lắm, nhưng đành chịu.
      Còn chúng tôi?
      Không nghe theo cha đi làm cách mạng, nhưng phận làm con, chúng tôi không thể từ bỏ cha. Bởi thế ngày cha tôi về với tổ tiên năm 2002, vẫn là một ngày hội lớn và đến nay mỗi dịp giỗ cha, chúng tôi vẫn tổ chức buổi gặp mặt gia đình đầm ấm.
      Hai việc đó hoàn toàn khác nhau.

      Delete
    2. Chị Vân ơi hai câu thơ đó là của thi sỹ TVS, ông ấy tự bạch ,không phải của em,về việc chuyện các cụ đi làm CM thời Pháp thuộc thì tất nhiên vì lòng yêu nước khi tổ quốc bị thực dân thống trị ,đương nhiên rất đáng trân trọng ,nó rất khác với trường hợp ông hạnh chị ạ ,khi toàn dân kháng chiến thì ông ấy theo Tây chống lại CM ,khi người dân miền nam cần yên ổn thì ông ấy khuấy động từ việc ủng hộ DƯƠNG VĂN MINH lật đổ TT DIỆM ,bị thất sủng cho về hưu sớm ,ông ta lại bắt tay với MTGP để làm nội tuyến ,khi có cơ hội là ông ta cho ông Minh đầu hàng nhanh vậy ông ta yêu nước ,yêu dân hay yêu cái ghế của ổng .Luật nhân quả đến với ổng là chính xác không thể chậm hơn .

      Delete
  3. Ông bố tôi vẫn hoài mơ CM, quyết không dùng thuốc ....đánh răng vì cho đó là hàng độc hại của thực dân.

    Ông đã chỉ dùng nước muối. 😃

    ReplyDelete
  4. Kiểu dân tộc như thế hóa ra rất tốt, không có răng nào của ông bị hỏng.

    Thỉnh thoảng ông chà răng bắng chanh đã vắt kiệt.

    Đừng chê những gì không có gốc ngoại.

    ReplyDelete
  5. Sách báo có hình mấy cô đầm gửi từ nước Pháp sang VN thì tuần nào ông cũng mua.

    ReplyDelete
  6. Chắc tôi đã bị mấy tờ báo đó đầu độc và ..".hủ hóa " từ hồi còn trẻ ? 😃

    ReplyDelete
  7. Tội nhất là hai ông Tường và Thảo. Cả đời te tua !

    ReplyDelete
  8. Tôi thấy ai sống đế 95 tuổi thì đều đã chịu "nghiệp chướng" ở đời rồi, chẳng phân biệt VNCH hay XHCN.

    Ở trong nghĩa trang thật có người chăm sóc hay ở nhà già bên Mỹ nằm một chỗ cô đơn như giữa bãi tha ma cũng thế thôi.

    Ông tướng NHH khôn ngoan chọn cô Tư Bống là ngươi nhà quê chân chất có tình nghĩa còn hơn bạn bác TV bỏ tiền tậu căn hộ cao ốc mà tương lai còn bấp bênh hơn.

    Nói chung thì những người tận tụy phục vụ cách mạng trong lòng "địch" đều đã nhuốm "vết nhơ" trong mắt cách mạng. Từ điệp viên lẫy lừng Phạm xuân Ấn đến bs Dương Quỳnh Hoa, sinh viên Lê Hiếu Đằng, Hạ đình Nguyên, đều bị đào thải cả.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Sao TM lại lão luyện sự đời thế ,ừ sống đến tuổi đó là nghiệp chướng rồi lấy vợ hay không cũng thế .Nhưng lấy thì đỡ hơn vì có người chăm sóc ,con lại lớn rồi không lâm vào cảnh

      Ruộng ta đã có người cày
      Ngựa ta người cưỡi tháng ngày ngông nghênh
      Con ta có người dưng mắng chửi
      Vợ ta có kẻ lạ nâng niu ( khúc Cổ bồn ca )

      Delete
    2. Thật tình tôi sợ tuổi già lắm bác VKT ạ.

      Sống đến tuổi nào cũng được nhưng phải tự lo cho mình được. Làm vướng bận người khác là cái nghiệp lớn mong sao tránh được nếu trời thương.

      Đã vậy cô bạn thân thỉnh thoảng lại "thương tình" nhắc nhở: "trong gia đình mày hai bà nội ngoại đều thọ hơn 90, mày liệu mà để dành tiền hưu để sau này húp cháo nhé!"

      Nghe sợ vô cùng! 😩

      Delete
    3. * Còm sĩ TM trở thành triết nhân mất rồi. Từ PX Ân đến đám sinh viên Việt theo Măt trận như TM kể, chỉ vài tháng sau 30/4/75...Họ đã nhận ra sự thật, nhưng do yên phận hoặc hèn hạ. Họ làm lơ để yên sống...Đến cuối đời hoặc phục viên mới dám lên tiếng phản kháng như Lê Hiếu Đằng…
      Còm sĩ TM học sau tôi ít nhất 5 năm tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Khi tôi đã tốt nghiệp thì còm sĩ có khi còn học trung học. Nhưng còm sĩ TM học rất giỏi, trong khi tôi thuộc loại dốt, nhưng may thi đậu..Không ngờ gặp lại trong hang con cua...Cuộc đời...Vẫn đẹp. vẫn đáng sống… Sống để yêu đời, còn sống để chán đời, nên chết là vừa…
      Sống để nhớ đời
      Không sống quên đời
      Em biết không???
      Ta sống để yêu nhau...

      Delete
    4. Nào làm thầy bói Bác TM chắc tuổi Ngọ (54) Bác Nhân học trên 5 lớp vậy chắc bác tuổi Sửu (49) vào Văn khoa năm 67 hay 68 gì đó
      Lúc này thầy Nguyễn luơng Thiện vẫn còn phụ trách môn Anh văn
      Tôi không may mắn được học lâu như các bác .Năm đầu tiên chịu học hành ,sang năm 2 tối ngày bù khú với bạn bè trong đại học xá Minh Mạng ,có nhà không chịu ở vào đó cho tiện đàn đúm

      Rớt oạch ,vô Thủ đức khoá 6/69 .Khoá duy nhất bị đì ra Đồng Đế học .Tối ngày ngắm pho tượng người lính đứng trong tư thế nghỉ cùng với dãy núi với dáng vẻ người thiếu nữ xa xa .Hồi đó có 2 câu thơ truyền tụng
      Anh đứng đó nghìn năm thao diễn nghỉ
      Em dáng nằm xoã tóc đợi chờ ai
      Học có vài tháng mà biết bao kỉ niệm ,căn cứ Không quân , Hải Quân ,vũ trường Baccara đường Biệt thự ,tiệm cơm Thanh tâm Lê văn Duyệt ,cầu Đá ,xóm Cồn .“ Khóc lên đi ôi quê huơng yêu dấu! ”

      Delete
    5. Còm sĩ ph.nhan mồm ăn mắm ăn muối trù ẻo người khác sống chán đời thì chết đi cho rồi? Sao mà ác khẩu thế?

      Bác VKT lại có tài bói toán? Đồng Đế không phải chỉ dùng để huấn luyện sĩ quan năm 69 thôi, mà sau mùa hè đỏ lửa bao sinh viên bị đôn tuổi nhập ngũ cũng ra Đồng Đế. Ông anh tôi vào Đồng Đế năm 72. Thế hệ ông là "tú tài Mậu thân cử nhân Nhâm Tý"😀

      Delete
  9. Bạn tôi, trên hình, hiện nay vẫn đang tươi rói, chưa ôm ... đầu, đổ lệ !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bao giờ ông đến tuổi 95 mà vẫn tươi rói thì thật sự mừng cho ông! 😋

      Delete
    2. * Mừng ông tuổi 95 vẫn tỉnh táo. Còn "tươi rói" nà nàm thao? mệt mỏi mụ mẫm. Tỉnh táo là may...

      Delete
  10. Bà vợ tôi thấy tôi xem hình của anh bạn cười tươi bên bà quản gia trẻ đẹp hơi lâu thì đâm nghi.

    Nghi và nghĩ rằng tôi chắc đang tính kế bắt chước ông bạn.

    Tôi phải cười và nói rằng không có bà nào trẻ hay già thay thế được vợ của tôi. 50 năm bên nhau, tôi nhúc nhíc sai đường chút xíu là bị chỉnh ngay !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bà vợ còn nghi ngờ hạch hỏi là vui rồi. Bao giờ bà cảm thấy " quá yên tâm, chẳng việc gì phải lo" là buồn cho bác. 😊

      Delete
  11. * Bác Tran Van lúc nào cũng năng động, tài hoa, trẻ trung. Chỉ mong được như bác. Chúc mừng đàn anh…

    ReplyDelete
  12. * Đề tài thấy giản dị. Nhưng hay lắm, ẩn chứa quá nhiều vấn đề. Hang Chủ giỏi nhưng tôi chưa có cảm hứng để viết đề tài này cho dù tôi hiểu vấn đề...

    ReplyDelete
  13. Thật lòng tôi thấy thương hoàn cảnh ông Hạnh.
    Chúng ta là dân của một đất nước đau khổ vì chiến tranh, đều là nạn nhân theo nghĩa chúng ta không ai muốn chiến tranh.
    Nếu chúng ta không thương nhau thì sẽ không có ai hết.
    Thời điểm cuối tháng tư 75 đó, tướng Minh Lớn và ông Hạnh quyết định buông súng đã cứu Sài Gòn khỏi bị tàn phá và bao sinh mạng.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có nhiều lý do, động lực khác nhau kêu gọi quân đội VNCH buông súng bác Krok ạ.

      Tướng Nguyễn khoa Nam thống lĩnh Vùng 4 chiến thuật đã có sẵn ké hoạch tử thủ tại Cần thơ cùng tướng Nguyễn văn Hai, đại tá Huyenh Ngọc Cẩn. Các ông đã có trưởng kho vũ khí, bản đồ quân sự toàn vùng.

      Khi tướng Dương văn Minh lên đài phát thanh ra lệnh buông súng thì ông tuân thượng lệnh, ghé vô bệnh viện quân đội thăm thương binh, cho quân lính rã ngũ, rút tiền trong túi cho sĩ quan cận vệ, rồi thắp nén nhang lạy bàn thờ Phật, sau đó rút súng bắn vào đầu.

      Tướng Hạnh mang lon tướng mà làm nội gián cho VC, phản bội màu cờ sắc áo ông mang trên người bao năm, đúng giờ theo lệnh CM bảo quân lính buông súng. Ai thương?

      Delete
    2. Ấy là chưa kể hồi trước dịp 75 đó có thể ông tướng này đã lộ tin tức về trận Hạ Lào. Quân đội miền Bắc đã được đưa đến đúng chỗ để chờ sẵn.


      Delete
  14. Hồi cách đây mấy niên ,lúc kụ Hạnh còn minh mẫn có đấu tố kụ 6 Thẹo vụ Hoàng Sa tỏm thiệt , đồ rằng do bị kụ 6 cách chức nên ko lập được công trạng trọn vẹn nên kụ ức vì về già đám em út ,con cháu cùng phe nó lơ kụ .
    Nay đọc bài này nếu chính xác , xin lỗi các vị phải nói bản chất kụ Hạnh ......
    Con cháu ruột nó còn ghẻ lạnh kụ chứ đừng nói là đồng đôi phe CPLTMNVN của kụ.
    Túm lại theo phe nào là lý tưởng của các kụ, quyết định buông hay chiến đều kó cái hay và dỡ , có trách thì hầu hết các kụ hoặc là đoàn tụ với tổ tiên hoặc là đoàn tụ với kụ Tây râu dài kác Mác .
    Tuy nhiên Kụ chơi chiêu vừa có ruộng cày , vừa bón cơm với tiền công rẻ mạt so với tài sản của kụ .
    Kụ cũng thuộc dạng nằm gai ném mật, buộc người buộc mình lấy mồ mả làm bạn ,lấy nước giếng nghĩa thay rươu Tây .
    Mà đám con cháu Kụ cũng hay thiệt , tiền cái biệt thự bán đi mà ko dám mua cho kụ 1 căn nhà đàng hoàng ở miền quê để sống ?

    ReplyDelete
  15. Con cái ông ấy lớn lên trong môi trường được dậy dỗ đàng hoàng .Có học Công dân Đức dục ,Quốc văn .Ngoài sách vở thì có sự kèm cặp đạo đức của thầy cô .Từ nền tảng đó chắc biết bố mình là hạng người nào .Tôi cho rằng họ là những người đau khổ nhất ,vừa khinh miệt lại phải vừa chấp nhận gốc gác mình

    Cha mẹ đặt tên con là Hữu Hạnh ý muốn con có Hạnh hơn người .Than ôi nào ngờ sinh ra nghiệt đồ tan nát thanh danh tổ tiên
    Những hữu hạnh ,ngọc tường ,đắc xuân ,ngọc phan rồi đây còn mặt mũi nào nhìn tổ tiên dưới suối vàng

    ReplyDelete
  16. Học hành thờ hs là 1 chuyện, nhưng thời trẻ hình thành nhân cách cũng quan trọng không kém .
    Những gi anh học thời thơ ấu mà nó khác xa môi trường sống thời niên thiếu & trưởng thành thì cũng chẳng giúp gì nhân cách.
    1 Vũ Hạnh bút máu ,chửi bới khủng khiếp nhưng cho con gái sang xứ rẫy chết học và định cư .Khinh nhất là lão theo đóm ăn tàn cơm thừa sữa cặn đi đập luận văn của 1 cô gái trẻ ở 1 trường ĐH ở Hà Nội.
    Nói thật đám Nam Kỳ hèn bỏ xừ trừ dân Miền Tây dù theo pha nào cũng có nhiều người chịu chơi.
    Đám ấy sồn sồn ăn theo là giỏi, mềm nắn rắn buông .
    Hễ chính quyền nào mà nhẹ nhàng thí chúng hõ báo , hễ chính quyền rắn tí thì cụp đuôi .
    Mấy anh thuộc clb L.H.Đằng trước 75 cũng hổ báo , gần đây đảm ấy cũng hố báo phản đối TQ khi chính quyền mềm mềm .Đến lúc chính quyền rắn vụ biểu tình thì đám clb ý trốn sạch ,nín thở .
    Dân Bắc thì khác , trung thành với lý tưởng chấp nhận chơi tới cùng dù ở phe nào .

    ReplyDelete
  17. Đúng như dự báo, hôm nay đi dữ buổi phát thưởng thì thấy hình của mình đã được tuyển chọn và chiếu trên màn hình.

    Chỉ hồi hộp không biết sẽ được xếp ở hạng nào.

    Diễn văn dài, câu giờ, tôi xem tình hình thì yên tâm.

    Khi gọi đến hạng thứ ba mà vẫn chưa đến phiên mình thì tôi gật gù, tốt rồi vì phần thưởng hạng nhì hay nhất đều to.

    ....

    ReplyDelete
  18. Bà vợ tôi thì thích được hạng nhất. Tôi biết sức mình nên không hy vọng gì nhiều. Cứ mỗi năm đều có thưởng là đủ vui.

    Vả lại dạo sau này tôi lười không chịu đi ra tập luyện chụp như khi xưa.



    ReplyDelete
    Replies
    1. Bà vợ tôi chuyện gì, đế tài nào bà ấy cũng có ý kiến. Chỉ không biết xem bản đồ. Tuy thế đấy mà bà cũng có ý kiến khi chúng tôi đi lạc. Bà luôn luôn cho rằng mình đúng, hướng bà chọn bao giờ cũng là hướng phải theo.

      Một kiểu độc tài ?

      Nay có GPS chỉ đường mà bà ta vẫn chỉ tin vào khả năng Hướng đạo của bà.

      Tôi không cãi vì những khi đó là dịp tôi khám phá thêm khu lạ. Chừng nào mỏi chân tôi mới lại dùng GPS để tìm đường.

      Dốt hay độc tài thường không tin vào khả năng của người khác ? 😃

      Delete
  19. Giải thưởng năm nay : ăn tối và ngủ một đêm tại một khách sạn đặc biệt, cách Paris 30km, nơi khi xưa là tu viện với vườn rộng xung quanh.


    ReplyDelete
  20. Ở NhaTrang tôi có duyên quen được ba cô . Ba gia đình khá nổi tiếng tại thành phố hiền hòa đó : Bs Thạch, Rạp hát Tân Quang, Tân Tiến.

    Sau 75 ít lâu nhà hát Tân Tiến trở thành tiệm bán sách của nhà nước.

    Tôi đã có dịp sau 75 (ba lần) đến tận nơi để thấy tang thương dâu biển, biển dâu, biến đổi với thời gian.

    tb: nhân quả đến với gia đình bs Thạch cho tôi tin thêm về luật trời khó tránh !


    ReplyDelete
    Replies
    1. Rạp Tân Tiến bác Trần Vân quen cô Mai hay cô Thuỷ ? hai cô đều đẹp chỉ có răng hơi xấu

      Delete
    2. Cụ bà Tân Tiến mới mất năm vừa qua tại Paris, thọ gần 90 tuổi. Tôi có đi đưa Cụ và trước đó khá lâu đã được Cụ giao cho nhiệm vụ sửa soạn một tấm hình để dùng trong buổi tiễn đó.

      Tôi vẫn thường được Cụ kể cho nghe chuyện của Nha Trang , trước và sau 75. Cụ cũng đi học tập ít ngày, trước khi đi di tản.

      Hai cô con gái, theo tôi đều đẹp, cả hai. Mấy cậu con trai có nghề nghiệp vững : Bác sĩ, Kỹ sư, Kiến trúc sư, ...


      Mai, Thủy, chắc cả hai đều là nhân viên hay con cháu trong nhà. Tôi quen cả hai, nhưng thân hơn với bà chị cả. Chắc cả hai đều là tên giả ? :)

      Rạp cinéma Nha Trang, trước năm 1975

      Delete
  21. Cuộc nội chiến khi đó mà không có những người như ông Hạnh, chắc hận thù thêm chồng chất, hai phe xáp chiến quyết liệt thì dù có thắng cuộc cũng phải chất chồng máu xương của người Việt nhiều chứ không dễ dàng như vây vào thời khắc năm 1975 đó. Những người có công như vậy và còn nhiều người cũng góp phần vào cái thắng cuộc đó còn sống lay lắt hiện nay nhưng hầu như bị chế độ lãng quên.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chào bác Nguyen Quang Trung
      Thực tình tôi không muốn trở lại tham gia đề tài này chút nào. Thấy bác còm với hướng nhìn khác đa số (trong blog) thích lắm...
      Với tôi, mỗi người, sống là tự mang cây thập giá của đời mình cho đến lúc "chấm hết". Vui, buồn, hạnh phúc, bất hạnh...tự họ cảm nhận. Kết quả công việc của họ tác động đến xã hội như thế nào lại là việc nhìn nhận của nhiều người khác...Cùng một kết quả đó sẽ là điều tốt, của nhóm này, nhưng là điều xấu, của nhóm khác...
      Quả là không có gì tuyệt đối...Mong sao con cháu đời sau chấp nhận khác biệt của nhau để có thể không bao giờ tái diễn một cuộc chiến nồi da nấu thịt như đã từng...He...he...
      Nhớ bác Đất Sét...Hú....

      Delete
  22. Như vậy ổng cùng khóa với tui . Không chừng ổng cùng Đại đội dzí tui ĐĐ 723 Nhưng tui không có Cử Nhân Nhâm Tý hay TT Mậu Thân mà lúc ấy năm 1972 tui đang học CH

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vậy chính xác bác Hunganh Nguyen cùng khóa với anh tôi Sỹ quan Đồng Đế khóa 1 sau đôn quân 1972. Anh tôi hy sinh tại An Xuyên (Cà Mau) năm 1974...

      Delete
    2. Anh tôi ra trường Đồng Đế năm 1973, trình diện đơn vị nào tôi cũng không nhớ, chỉ biết anh ở trong một đơn vị thiết giáp.

      Vừa ra trận đầu tiên, anh ngồi trên nắp xe thiết giáp chỉ huy, lãnh một quả bazooka bay luôn chân trái, đưa về Quân y viện Qui nhơn cưa chân. Sau đó anh giải ngũ, về ĐH Khoa học đi học lại mới xong cử nhân.

      Anh có kể một câu chuyện vui trong thời gian phục vụ ngắn ngủi trong quân đội. Vừa về đến đơn vị trình diện, các ông sĩ quan đàn anh "thử tài" lính mói tò te: đêm đó có một hạ sĩ quan nhậu say be bét đang quấy rối trong trại. "Chú ra "trị" tên đó đi!"

      Anh tôi ra tìm tên say xỉn, dùng gân bụng hét lớn: "Nghiêm!" Tên say nghe tiếng quát như sấm sét của anh hết hồn ngã lăn quay, tỉnh cả rượu, lồm cồm đứng dậy trong tư thế nghiêm dơ tay: "chào thiếu úy!"

      Sáng hôm sau hắn đến trình diện và xin lỗi. Anh giảng cho một bài morale rồi thu phục luôn.
      (Mẹo hét lớn này anh bảo học được từ các đàn anh trường Võ bị Đà lạt trong những lần tập luyện chung trước khi ra trường.) Trước đó anh tôi đi hướng đạo nhiều năm từ thiếu sinh lên tráng sinh nên cũng học hỏi từ huynh trưởng và có kinh nghiệm dẫn dắt đàn em.

      Delete
    3. Khi bị thương đưa về bệnh viện Qui nhơn anh tôi có may mắn gặp được một bác sĩ rất có công đức.

      Hôm đó là ngày nghỉ của ông, nhưng ông nhìn lên trời thấy có quá nhiều chuyến trực thăng tải thương nên quyết định vào bệnh viện giúp một tay.

      Anh tôi về đến bệnh viện bị cho năm một xó, mất máu dần. Có lẽ bác sĩ tập trung cứu những ca có hy vọng hơn. Anh lính hộ vệ thấy BS Trứ đi ngang thì chạy ra nắm áo: "Bác sĩ làm ơn cứu "ông thầy" của em. Ổng là sinh viên đại học!"

      Bác sĩ Trứ quay lại nhìn rồi cho đưa anh vào phòng mổ. Sau khi xuất viện ông cho anh về ở cùng phòng với ông, mỗi ngày cho người bồng anh ra tắm biển để vết thương mau lành. Ngày nghỉ ông sang trại cùi Qui nhơn làm thiện nguyện cũng mang anh theo để anh được các bà soeur Pháp nấu những món bổ dưỡng cho anh ăn.

      Sau khi làm chân giả và tập vật lý trị liệu, anh tôi từ giã bác sĩ về Sài gòn đi học lại. Ông căn dặn: "Cậu về ráng học. Đừng bao giờ để cho người khác xem mình là một kẻ tàn phế!".

      Khi miền Trung thất thủ, các bà soeur, các tướng tá di tản đềm muốn mang bác sĩ Trứ theo, nhưng ông từ chối để ở lại với bệnh nhân, và huy động binh lính còn lại chôn cất 46 tử sĩ đang quàn trong nhà xác cùng với đại tá Nguyễn hữu Thông cũng ở lại với binh sĩ và đã rút sung tự sát. Khi CM tràn vào, họ cho rằng ông là người của địch hay CIA cài cắm ở lại, chứ tại sao có đường di tản mà không chịu đi? Ông đi học tập mút mùa.

      Sau này ông về miền Nam rồi vượt biên, vào quân y Mỹ mang hàm trung tá, giải ngũ làm tại BỆnh viện New York cho đến ngày về hưu. Khi đọc được bài báo viết về ông, gia đình chúng tôi mới tìm cách liên lạc. Sau này khi anh tôi sang đoàn tụ, ông xuống thăm vài lần rất vui vẻ.

      Đại tá Nguyễn hữu Thông và Bác sĩ Nguyễn công Trứ

      Delete
    4. @TM Như vậy nó tên là Nguyễn Đức Chương . Nó cùng Đại Đội với tôi . Cùng về Binh Chủng Thiết Giáp . Nó học Hóa Học (?) tôi học Toán . Tất cả SV Khoa Học được hai binh chủng Pháo Binh và Thiết Giáp bắt về . Khi nó bị thương tôi có đến nhà thăm nó (ở Hai Bà Trung) gặp mẹ và em gái nó . Nó đẹp trai không cà phê thuốc lá khác hẵn với tôi . Nó có chút điệu điệu . Sau ngày tui ra tù (cuối năm 1978) gặp nó ở sân Cộng Hòa coi đá banh . Nó than lương Giảng Ngiệm Viên đói quá . Tui dẫn nó đi ăn phở , cà phê mua cho một gói thuốc Vàm Cỏ rồi tui dông . Bạn thân nó là Nguyễn Văn Sang tui gặp ở SJ cho biết Chương bây giờ là đại gia ở VN . Hy vọng TM là em Nguyễn Đức Chương . Nó qua Mỹ rồi à ? Sao tui không nghe thằng Sang nói

      Delete
    5. Oh la la! Trái đất tròn, tròn quay! Tự dưng trong blog Hiệu Minh lại biết được cố nhân của gia đình TM.

      Vâng, anh nói đứng mọi điều về anh của tôi. Ngày xưa anh Sang (có vợ đi Mỹ từ 4/75), anh Cẩn (không biết nhớ đúng tên không, anh này có tất các anh anh lớn đều tử trận nên anh Cẩn được miễn nhập ngũ) và anh Chương là bạn thân tại ĐH Khoa học.

      Sau này đời anh Chương cũng vất vả đói kém lắm, cho đến khi VN mở cửa đón nước ngoài vào đầu tư thì anh mới có chỗ đứng. Ngày Xưa tôi vượt biên sang đây chắt chiu mua từng bọc tã, từng lon sữa gửi về cho con anh Chương.

      Tên anh là Nguyễn Anh Hùng? Tôi sẽ báo cho anh Chương biết. Anh nhắc ngày xưa anh đến nhà có gặp mặt nhưng không nhớ, bây giờ xin chào anh lại lần nữa đàng hoàng. 😉

      Mời anh đọc bài viết ngày Xưa của TM đăng trên blog cũ HM. Có kể lại một đoạn đời của anh Chương lúc ấy.

      TB: Sau này anh Chương cũng cà phê thuốc lá lia chia nên cũng xí giai lắm rồi! 😢

      Chuyện Ngày Xưa

      Delete
  23. Sinh viên Đại Học Khoa Học thời đó chắc là còn nhớ đến ....ông anh của tôi. Dậy toán.

    Đúng là quả đất tròn quay, tròn quay.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ông anh của tôi sinh ra ở Hưng Yên.

      Không di tản tuy có chỗ trên máy bay trước ngày 30.

      Ông vẫn tiếp tục được dậy cho đến khi về hưu, cũng vẫn ban toán tuy trường Đại Học Khoa Học đã bị đổi tên.

      Delete
    2. Ông anh của bác TV tên gì?

      Ngày xưa dạy Toán nổi tiếng có thầy Nguyễn văn Kỷ Cương, đã sang Canada 4/75.

      Ở lại trường Khoa học không di tản có 2 thầy giỏi nổi tiếng là Nguyễn Hoàng Hộ (thảo vật học) và thày Chu Phạm Ngọc Sơn (Hóa).

      Delete
    3. Thầy KC dậy bậc trung học. Thầy có cô con gái đẹp, sau này là vợ của một người bạn của tôi bên Canada.

      Nhà của Thầy trước 75 ở khu Phú Thọ Lê Đại Hành.

      Nay Thầy đã viên tịch tại Canada.

      Tôi thấy mấy Gs về khoa học không di tản vẫn sống được sau một thời gian bấp bênh. Sống được nhưng cũng không còn như xưa, cả về vật chất lẫn tinh thần.

      Delete
    4. Cô con gái út của thầy Kỷ Cương hiện ở cùng tiểu bang với tôi, cùng đi tập taichi và dự các sinh hoạt cộng đồng khác trong vùng.

      Delete
    5. Vậy là quả đất vừa tròn vừa bé như quả quít.��

      Anh chồng cũ họ Nghiêm mới sang Paris, tôi có gặp với bà vợ mới, thua xa vợ cũ làm tôi cứ tiếc không gặp được cố nhân thời cư xá Phú Thọ

      Chị TM hỏi xem có ai còn nhớ anh giáo trẻ (gia sư) khi xưa đến kèm tại nhà Ông Bà hàng xóm ngay trước cửa phía bên kia.

      Hậu duệ của Cụ Cao Xuân D. đấy. CXAC nay nghe nói có cậu chồng mới nhưng tôi đã không gặp, chỉ gặp được anh chồng cũ.

      Nhắc chuyện đời và chuyện người sau bao năm vẫn ngóng tin nhau !

      Sg xưa là thế ?

      Delete
    6. Hỏi cô chị chứ cô út thì thời đó chắc còn đang mang tã nằm bú tí mẹ ? 😃

      Delete
    7. Trái đất bé như quả chanh! 😉

      Tôi chỉ biết cô út, còn mẹ và các chị ở Canada thì tôi chưa gặp mặt. Hiện cô cũng ổn, có những sinh hoạt theo ý nguyện và sở thích, con cái đã lớn.

      Năm 75 cô sang đây còn bé tí nên không nhớ nhiều chuyện VN.

      Delete
  24. Một khoảng thời gian sau 75 ông ấy đã phải đứng bán bánh mì nơi góc đường gần nhà. Cũng chịu chung số phận như mọi người dân bên thua cuộc.


    ReplyDelete
  25. Tôi tuy ở xa, ít dịp gần VN, nhưng vẫn theo rõi tình hình tại VN, trước và sau 75, ở cả hai bên vĩ tuyến.

    Tò mò và muốn biết thiên hạ sống ra sao. Đời sống thường ngày, vật chất và tinh thần.

    Kiểm chứng để thấy có người ra đến bên Pháp còn nói kiểu cà lem chạy đầy đường. Thời rất ít người được về và chỉ rất đặc biệt mới chính thức ra đi được từ miền Bắc.

    Một kiểu muốn sống hàm thụ, tưởng tượng mình đã ra sao khi sống ở tại Vn thời đó.

    Nay lại biết thêm nhờ một số bài viết mới đây của Cụ VTH.

    ReplyDelete