Tuesday, November 20, 2018

Khu bảo tồn động vật hoang dã Bosque del Apache

Bình minh trên Bosque del Apache
Giữa sa mạc New Mexico có nơi đáng đến như khu cát trắng, có vùng hồ nước rộng mênh mông, có khu hoang dã cho chim muông trú ngụ, ở lâu sẽ yêu miền đất này.
Nhờ có hai bạn Sơn - Thanh mà tôi được tới thăm khu bảo tồn thiên nhiên Bosque del Apache National Wildlife Refuge nổi tiếng, nơi có hàng trăm ngàn con chim đủ loại di cư từ phương Bắc về phương Nam tránh rét.

Nằm giữa phía tây của dãy núi Chupadera Mountains và phía đông của San Pascual Mountains. khu bảo tồn động vật hoang dã rộng 57,331-acre (232 km2) này được nhà nước bảo trợ từ năm 1939 để chim từ bồ nông, cò, hạc, sếu đầu đỏ, vịt trời...bay từ bắc xuống nam và ngược lại trong mùa di cư hàng năm.

Khu hồ rộng lớn được qui hoạch xung quanh cho xe hơi đi lại nhưng vẫn bảo vệ được sự hoang sơ cho chim muông làm nơi trú ngụ, có biển cắm "biên giới" cấm lại gần.

Tháng 11 -12 có nhiều chim di cư nhất nên nơi này thành điểm du lịch giữa sa mạc New Mexico hấp dẫn.

Trung bình, một con sếu (crane) nặng trên 10kg, sải cánh gần 2 mét, trong vòng đời di cư bay khoảng 14,000 miles (hơn 23 ngàn km), hơn nửa vòng trái đất, sống tới 30 năm, mỗi ngày bay khoảng 500 miles bằng khoảng cách từ Hà Nội vào Bình Thuận trên độ cao tới 4km.

Nhà giáo sư Sơn cách khu này 120 miles (200km), bằng Hà Nội vào Nghệ An, mấy anh em đi từ 3 giờ sáng vì chim đi kiếm ăn từ sớm mới đông, muộn chút chỉ còn xem được phân chúng ỉa ra.

Đi 2 tiếng tới nơi đã 5 giờ sáng, hừng đông lên đẹp rực rỡ, ven hồ đã đông dân săn ảnh với ống kính to hơn đầu anh Cua, du lịch tò mò đi xe bus, trong đó có ba anh em chúng tôi, dù trời lạnh cỡ 1-2 oC.
Hồ chưa có chim
Thật tuyệt vời khi nghe âm thanh của đủ loại chim bay trên trời và xà xuống mặt hồ trong ánh nắng huyền ảo của bình minh đang lên với những tia nắng đầu tiên.

Mấy bác phó nháy chắc quen với chụp ảnh hoang dã đã nhắc, chim sắp bay lên đấy, sẽ là điểm nhấn tuyệt trong ngày.

Mượn được cái ống Nikon 70-200 cổ lỗ định thay và chụp zoom từ xa xem sao thì bỗng rào rào, tiếng kêu như sấm của hàng vạn con chim bay lên trời. Trong vòng 10 giây chúng theo nhau bay đi hết, chỉ còn mặt hồ trống trơn. Mình có cái máy point-shoot vội đưa lên thì chỉ được vài pô.
Bất ngờ bay lên
Nhờ làng quê Tụ An nhà tôi năm xưa đầu những năm 1960 vùng chiêm trũng Hạ Long cạn (Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan) cũng là nơi trú ngụ của hàng triệu chim muông từ phương Bắc di cư.

Bọn trẻ trâu dùng đá ném chết cò là thường, bụi tre nhà tôi thì cò đậu kín trắng xóa quanh nhà, chim sẻ làm tổ trong những ống bương, vườn cây có chào mào, họa my làm tổ, tiếng chim vào lúc chiều về là một buổi hòa nhạc tuyệt vời của tạo hóa.

Nhưng rồi đê quai, thuốc sâu, môi sinh bị hủy hoại, chim không qua đây nữa, giờ chỉ còn vài chú cò cô đơn trên đồng lúa.

Muốn có cảnh đẹp thiên nhiên với động vật phong phú thì con người phải bảo vệ môi trường chúng mới quay về. Chim cũng giống người, đất lành chúng mới đậu.

Chả có lý do gì nơi người ta chỉ nhăm nhe bắn làm mồi nhậu, số phận con người coi như cỏ rác, thà chọn sa mạc làm bạn với thú hoang dã và cát trắng nhưng đổi được sự bình yên trong lòng.

Đi New Mexico lần hai thấy nhiều điều mới lạ, và lạ nhất đảo chim giữa sa mạc là một điều lạ lùng chưa từng thấy.

Khu bảo tồn thiên nhiên Bosque del Apache là nơi trú ngụ của tâm hồn người lúc cô đơn nghe tiếng gọi của chim muông quay về nơi hoang dã.

HM. 17-11-2018

PS. Không chăm blog là do đi chụp chim... Các cụ thông cảm.





Ra hàng đàn



44 comments:

  1. Đáng đồng tiền bát gạo và những cố gắng dậy sớm kịp giờ.

    Phải có người biết và chịu khó chia sẻ mới khám phá được những nơi tuyệt vời như thế này.

    Ngoài ra phải có súng ống loại chiến mới không hụt lúc chim rủ nhau bay đi hay bay về.

    Anh Cua được trời hậu đãi vì tính anh hiền, rất hiền, tâm tốt người có diễm phúc gần anh dù chỉ giây phút thôi cũng cảm nhận được mà tu sửa ráng theo !


    tb : tôi tò mò muốn xem thêm hình bên lề của chuyến đi săn ...chim này. Dân tình sống gần nơi đó, nhà cửa, chợ, xe cộ, ....CS, CA, ....

    - Hình rất đẹp ��

    ReplyDelete
  2. Thời khó khăn sau 75, tôi về thăm VN. Xung quanh tôi hầu như im lặng, không một tiếng còi xe, không một tiếng rao hàng, không cả tiếng chim.

    Hình như chim cũng đã ẩn mình hay bay đi.

    Một điều lạ nữa là vẫn còn muỗi, nhưng toàn những con nhỏ.

    Phải vài năm sau, sau năm 90, tình hình mới từ từ trở lại bình thường như xưa và phát triển thêm. Chim chóc lại xuất hiện, muỗi lại có khổ bình thường và bay vo vo tìm "đối tượng", lụt và kẹt xe, và ồn ào sống động hơn trước 75....

    ReplyDelete
  3. Rồi sau đó có phong trào chơi chim. Y hệt bên T+. Chim trong lồng được đem treo trên cành. Chim nọ xem thấy chim kia cũng trong lồng như mình. Lồng to, lồng nhỏ, lồng đẹp lồng xấu, đủ kiểu.

    Chủ nhân phì phèo thuốc lá, thuốc lào, bàn chuyện vá trời, ....

    Thỉnh thoảng chim mới rủ nhau hót tiếng to, tiếng nhỏ.

    Tôi khách qua đường nghe ké. Tiếng chim hót đưa tôi về quá khứ thời trẻ trâu săn chim rồi vặt lông trước khi nướng chia nhau ăn trên bờ đê làng.

    ....

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chim trong lồng hình như không biết ....buồn vì có dư thức ăn nước uống.

      Cả ngay khi lồng chim bị một chiếc khăn dạ phủ kín bít bùng khi chim bị di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác tùy theo quyết định của chủ chim.

      Đang quen lồng nhỏ thế mà bỗng chốc bị lùa sang lồng khác sống chung với chim lạ.

      Thôi thì trước lạ sau quen chứ nào có thể phản đối hay đình công thôi ăn thôi hót ?

      Cảnh chim lồng cá chậu là cảnh chung của số phận, còn khá hơn cá bơi rồi mắc cạn hay chim bay bay tìm phương xa rồi bị nạn trên đường bay.

      Delete
  4. Ảnh đẹp quá! 👍👍👍

    Bác Cua có chuyến đi đích đáng. Nhờ thổ công rành rẽ giúp tổ chức chuyến đi hoàn hảo. Khách du lịch từ xa đến khó biết đường đi nước bước để chộp những giây phút tuyệt với như thế.

    ReplyDelete
  5. Đáng lẽ ra anh HM nên ở lại Paris thêm một hay hai ngày nữa thì thiên hạ sẽ phải ngả mũ ra chào vì Paris nơi kín đáo, chỉ dân địa phương hay các đạo diễn phim mới biết được mà thôi.

    Hay dẹp bỏ ngày đã đi gặp mấy ông Mao ít Mao nhiều để đi khám phá Paris.

    ReplyDelete
  6. Replies
    1. Những "làng" kiểu như thế này ở Pháp có rất nhiều.

      Đẹp nhất cũng cỡ chừng 500 "làng".

      Tuyển chọn lại : Làng "đẹp" tại Pháp

      Bà vợ tôi thích. Tôi đã đưa đi vài lần, vài làng khác nhau.

      Đi đến đó chỉ để nghỉ, ăn và gặp du khách khác cũng đi tìm khu yên tĩnh như mình.

      Tôi không thích lắm vì đó là những nơi trang trí để đón du khách.

      Delete
  7. * Ba năm trước. 2015. Lễ Tạ Ơn Thanksgiving Day. Tôi viết còm trên hang Cua. Còm như sau: "-I am thankful for the joy and happiness in my life. Wishing you all- Hang Cua’s Commentators-
    Peace-Love-Happiness on this Thanksgiving day 2015!
    * Tạ ơn Đời. Tạ ơn Người…đã mang lại cho tôi ngọt bùi trong cuộc sống…

    - Năm nay, 2018. Rất may hang Cua còn, còm sĩ còn và tôi tồn tại. Chỉ mong Hang Chủ nghiên cứu ý kiến còm sĩ. Còn chuyện khác, tôi không biết
    * Cám ơn Hiệu Minh, tất cả các còm sĩ Hang Cua thân tình…Cho dù chúng ta có những bất đồng trên vài quan điểm…Nhưng hãy chan hoà…Chớ quá vị kỷ cố chấp. Thanksgiving còn mang ý nghĩa của sự tha thứ…
    * Cám ơn mọi người cho tôi niềm vui, sự hiểu biết, lòng vị tha…Chúc an vui!

    ReplyDelete
  8. Xem ảnh chim của các cụ chụp thật đệp ,đủ mọi sắc thái .Lại nhớ đến con chim của Nam Hoa Kinh .ông Trang viết rằng

    “Tại biển Bắc có con cá Côn, lớn không biết mấy nghìn dặm. Cá này hóa ra chim Bằng: lưng của chim Bằng lớn cũng không biết mấy nghìn dặm. Vỗ cánh mà bay, cánh nó sè ra như mây che rợp một phương trời. Biển động, Bằng bèn bay sang biển Nam: biển Nam là Ao- Trời.
    Tề Hải, sách chép các việc kỳ quái nói: chim Bằng, lúc bay qua biển Nam, cánh đập làm cho sóng nước nổi lên ba nghìn dặm dài; nó nương theo gió trốt mà cất lên chín muôn dặm cao, và bay luôn sáu tháng mới nghỉ. ”

    Người xưa khoác loác thật vô kể ,bay một hơi sáu tháng thì Boeing Dreamline hay Air Force one cũng phải chào thua cụ ạ

    ReplyDelete
  9. Tôi rất hâm mộ nhiều bức ảnh đẹp của anh Kua.
    Nhưng không rõ anh đã biết RỪNG QUỐC GIA TRÀM CHIM ở tỉnh Đồng Tháp chưa?
    Nếu chưa thì lần tới về VN anh nên làm một chuyến hành hương
    Đất nước mình có quá nhiều thứ bệ rạc nghĩ đến đã xấu hổ, nhưng vẫn còn nhiều khu bảo tồn thiên nhiên hay lắm. Tôi có nhiều ảnh lắm
    Rất tiếc, Hang mới, tôi chưa biết cách TREO ẢNH như anh TV

    ReplyDelete
  10. Cách treo hình ảnh đây nè chị Vân:
    (A HREF="địa chỉ jpg")(B) Nhấn vào đây để xem hình (/B)(/A)

    Thay cả thẩy 8 ký tự ( )
    ( bằng <
    ) bằng >

    Chôm hướng dẫn của anh TV, nên Chị đừng cảm ơn tui nha.

    ReplyDelete
    Replies
    1. P/s:Quên mất, bắt buộc phải có 2 dấu ngoặc kép " mở và đóng 2 đầu của link. 😎

      Delete
    2. Lão Cua sạo quá chừng!
      Phải lật ngữa con cua.

      Delete
    3. Tôi vẫn chưa hiểu anh TT
      Tôi vốn dốt mà

      Delete
    4. Đây là địa chỉ của ảnh lấy trên internet

      https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2018/11/21/2111-nguyen-van-duong-4159-1542769484.jpg

      Chị thêm hai dấu " " vào đầu ảnh và cuối ảnh

      "https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2018/11/21/2111-nguyen-van-duong-4159-1542769484.jpg"

      Giở lập trình như ri

      (A HREF="https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2018/11/21/2111-nguyen-van-duong-4159-1542769484.jpg")(B) Nhấn vào đây để xem hình (/B)(/A)

      Chị Vân thay dấu ngoặc ( bằng dấu < và dấu ) bằng dấu >

      Delete
    5. This comment has been removed by the author.

      Delete
    6. OMO!
      Cú pháp đây: (A HREF="copy link hình ảnh / trang web dán vào đây")(B) Nhấn vào đây để xem hình (/B)(/A)
      Copy nguyên câu thần chú trên, dán vào phần Comment / Reply, sau đó thay các dấu ngoặc đơn (, và )
      bằng các dấu <, và > tương ứng

      Delete
    7. Mỗi tấm hình (hay một trang mạng nào đó) phải có một địa chỉ trên mạng.

      Địa chỉ bắt đầu bằng http..... . Gọi tắt là URL

      Cuối địa chỉ :

      - Nếu là hình thì thường thường là .jpg

      - Đôi địa chỉ hình không có .jpg (Khi đó hình thường nằm trong một trang có thêm nhiều tin phụ khác, đệm thêm ở cùng một trang : thí dụ như quảng cáo, hay số người đã ghé xem hình, ...)

      - Nếu là trang tin tức thì địa chỉ thường thường tận cùng bằng
      .html

      Tb :

      - Địa chỉ cũng có thể dẫn tới trang đầu tiên của một website.


      - Nếu hình ở trong máy của mình thì phải upload (tải hình đó) lên một nơi nào đó trên mạng để có địa chỉ URL.

      Sau đó nơi chém gió (Reply) ghi thêm hàng chữ sau :

      (a href=" URL") Lời giới thiệu (/a)

      Nếu muốn ghi đậm hàng chữ Lời giới thiệu thì ghi thêm (b) và (/b) như sau

      (a href=" URL ")(b) Lời giới thiệu (/b)(/a)

      Thay ( bằng <
      Thay ) bằng >
      Đừng quên " nơi đầu và cuối của URL " URL "

      Delete
    8. URL địa chỉ của

      - hình
      - một trang tin tức trên mạng
      - một vi-đê-ô (trên youtube chẳng hạn, hay trên một website khác)
      - một địa chỉ của một website

      tb : hình jpg có thể tải lên imgurl.com hoàn toàn miễn phí, không có quảng cáo nếu biết cách tìm địa chỉ jpg của hình.


      Delete
    9. Em vốn dốt IT nên các ông nói quá nhanh, xoạch một cái ra toàn bộ công thức là em rối mù.

      Em bày lại từng bước cho chị nhé:

      1. Copy link có hình vào phần comment của blog.

      https://pixabay.com/en/rose-nature-flower-flowers-spring-174817/

      2. Chèn "" vào đầu và đuôi của link:

      "https://pixabay.com/en/rose-nature-flower-flowers-spring-174817/"

      3. Chèn phần đầu của "thần chú (a href vào:

      (a href="https://pixabay.com/en/rose-nature-flower-flowers-spring-174817/"
      4. Sau đó đóng link bằng >

      (a href="https://pixabay.com/en/rose-nature-flower-flowers-spring-174817/")

      5. Viết tên tựa cho link của mình:

      (a href="https://pixabay.com/en/rose-nature-flower-flowers-spring-174817/")Hoa hồng

      6. Kèm tên tựa Hoa Hồng vào cặp (b) (/b) để bôi đậm (có thể bỏ bước này, vì bôi đậm hay viết hoa cũng để câu view thôi)

      (a href="https://pixabay.com/en/rose-nature-flower-flowers-spring-174817/") (b)Hoa hồng (/b)

      7. Sau đó đóng ngoặc (a mà mình đã mở ở đầu câu thần chú bằng (/a):
      (a href="https://pixabay.com/en/rose-nature-flower-flowers-spring-174817/") (b)Hoa hồng (/b)(/a)

      Trong phần minh họa trên, em phải dùng () thay cho <> vì nếu dùng <> "nó" sẽ tưởng đó là mệnh lệnh thật và sẽ thao tác, không cho thấy phép viết câu cú. Khi chị viết thần chú của chị, chị dùng <> thay vì ().

      Hoa Hồng

      Delete
  11. Anh Cua : "Chả có lý do gì nơi người ta chỉ nhăm nhe bắn làm mồi nhậu, số phận con người coi như cỏ rác, thà chọn sa mạc làm bạn với thú hoang dã và cát trắng nhưng đổi được sự bình yên trong lòng."
    Một đ/b trên nghị trường : "Đất "lành", Chim chưa Đâu, Đã NHẬU HẾT CHIM"
    K thê bình luân gì hơn !

    ReplyDelete
    Replies
    1. link đây, k hể 'bịa đặt" : http://soha.vn/xa-hoi/dat-lanh-chim-dau-nhung-chim-chua-dau-da-nhau-het-ca-chim-20160324115505539.htm

      Delete
    2. Đất lành chim đậu, đất dữ chim chưa đậu đã nhậu luôn chim !

      Delete
    3. Đất dữ là nơi có :
      - Tín dụng đen
      - Có bán hàng đa cấp
      - Cần có phong bì mọi nơi
      - Ô nhiễm tràn lan
      - Thực phẩm độc hại
      - Thuốc men đôi khi dỏm nhưng giá vẫn trên trời
      - BS kiêm thêm nghề bán buôn, bán luôn cả lương tâm
      - Có luật rừng, có án bỏ túi
      - Có nhiều tai nạn giao thông
      - Có dân "tự phát" hay kiêu binh tự tung tự tác
      - Vẫn còn "Phép vua thua lệ làng" hay "Trên bảo dưới méo thèm nghe" !
      - ....

      Delete
  12. Trong khi chờ đợi hình do Chị Vân đưa lên, đây tranh của Chị Vân.


    -----> T R A N H : của Chị Vân. Chị đã vẽ khi Chị còn trẻ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. This comment has been removed by the author.

      Delete
    2. Vô cùng cám ơn anh TV.
      Tôi thật không ngờ anh treo hai bức tranh tôi vẽ tại Thượng Hải khi còn là sinh viên

      Delete
  13. Tranh đẹp, còn đọng lại dư hương của một thời xa xưa yên bình.

    Thời chưa nổi lên cơn sóng gió chiến tranh.

    ReplyDelete
  14. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  15. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete