Ảo ảnh và đời thực khác nhau. Ảnh: HM |
Nhân chuyện blog ít còm, thực ra vẫn đông bạn đọc nhưng đòi hỏi còm sỹ phải có Google Email nên hơi phiền chút, tôi nhớ bài viết này cách đây 10 năm về giá trị ảo, giá trị thật. Giá trị của blog là phần tri thức được chia sẻ, lan tỏa, chất lượng của các còm và trình độ các còm sỹ. Số views và còm không nói lên nhiều. Giống như ảnh minh họa, trông thì đẹp nhưng tới nơi xem chỉ là vài cái cây khô héo do ánh sáng ngược làm người ta hoa mắt.
Người nghèo quê tôi nghĩ về giầu sang không khác “giấc mơ anh lái đò”. Nhà chị tôi rất nghèo chợt có người đến trả 20 triệu/mét mặt đường vì có tin “qui hoạch đường to lắm”. Với miếng đất 40mx60m vùng trung du tự nhiên thấy mình “rất giầu”, chị sợ quá, phát ốm, không dám bán vì sợ hớ. Rồi tự nhiên mấy tuần sau, giá lại giảm xuống 5 triệu, lại ốm suýt đi cấp cứu.
Giá đất ảo nhưng có người giầu thật và có người giầu ảo. GDP cũng được tính theo kiểu đó, VN Index trồi sụt, ảo thật lẫn lộn.
Có người “kiếm” nhiều tiền quá, không biết làm gì đành đi đánh bạc hay cá độ bóng đá. Một đêm anh mất hàng trăm ngàn đô la nhưng mặt thản nhiên, không tiếc bằng người nông dân bị mất con lợn tai xanh.
Triệu phú đô la nổi lên như như nấm sau mưa. Có đại gia mua cây đa cổ thụ hay bồ đề giá hàng chục triệu về trồng trong sân nhà để giống chùa Bái Đính (Ninh Bình). Vùng quê nghèo khó của tôi lúc nào cũng sôi sùng sục vì các cơn sốt đất, giá lên xuống từng ngày. Bà chị tôi thay vì chí thú làm ăn, suốt ngày lân la đạp xe đi hỏi “bao giờ ông Chính phủ trải nhựa con đường đi qua nhà”.
Cơn sốt đầu tư lây sang các doanh nghiệp. Họ thấy cổ phiếu của mình giá cao, tiền “ảo” nhiều nên đã nhảy sang dùng “võ tay trái”. Ngành điện chuyển sang kinh doanh ngân hàng, cellphone hay resort. Công ty đóng tầu Vinashin đầu tư vào tài chính, bất động sản “để kiếm vốn đầu tư cho các dự án lớn hơn”.
Những dự án hàng trăm triệu đô la, rồi hàng tỷ đô la ra đời. Thành phố Sông Hồng đang phôi thai. Rồi mở rộng Hà Nội, nuốt Hà Tây và kéo lên Hòa Bình.
Chút nữa thôi, chúng ta sẽ tới phao số không và từ đó sẽ bơi ra biển lớn, giấc mơ anh lái đò sắp thành “quan trạng vinh qui”.
VN Index có thật là giá 1100 điểm hay chỉ là 500 (số liệu 2008)? Giá cổ phiếu của FPT là 250 nghìn hay thật sự chỉ 50 nghìn? Villa ở Ciputra giá thật là 300 ngàn đô la hay do chính những ông chủ cổ phiếu đẩy lên thành một triệu đô la?
Sự trao đảo của TTCK hay bất động sản đôi khi có thể đưa những giá trị ảo về giá trị thật.
Để cho giá trị thật ảo lẫn lộn chỉ làm lợi cho đám người đục nước béo cò. Người nghèo sẽ lãnh đủ. Bà chị tôi không lo làm ăn mà ngồi đau khổ vì miếng đất lên xuống. Những cán bộ hay người về hưu ky cóp cả một đời để mua cổ phiếu rồi sau một đêm mất trắng.
Chúng ta rất tự hào về DNNN, những anh cả của nền kinh tế. Nhưng thống kê gần đây lại gây sốc. Với 80% số vốn huy động một năm, ưu tiên rất nhiều lại không làm ra của cải bằng khu vực tư nhân không được ưu ái. Phải chăng, DNNN mang lại những giá trị “ảo” để rồi gặp không ít những bất trắc “thật” như hiện nay.
DNNN có nên và được kinh doanh “tay trái” khi dùng tiền Nhà nước đầu tư và chính là tiền thu thuế của dân dành cho doanh nghiệp? Điện thiếu và cắt liên tục là do ngành điện có thật sự chú tâm cho những đường dây, máy biến thế, tuốc bin hay mải lo chứng khoán và xây resort để rồi lấy lỗ bên “tay trái” để đổ bệnh cho “tay phải”?.
Công tác xa nhà, thỉnh thoảng có dịp về Hà nội lại thấy các cô tóc duỗi, môi thâm, mắt vàng. Hỏi ra mới biết là mốt các tài tử Hàn Quốc trên phim. Đọc bài về thành phố Sông Hồng, tôi lại thấy tóc duỗi, mắt vàng hiện lên trong thiết kế cho tương lai của thành phố ngàn năm sau.
Và DNNN của ta có hơi hướng của những tập đoàn nhà nước “chaebol” của môi thâm Hàn Quốc. Giá như ta biết, những chaebol đã học được những bài học đau xót sau khi Chính phủ Hàn Quốc nhận ra muộn màng là những thuồng luồng này ăn nhiều quá nên nợ nước ngoài trên 50 tỷ đô la mà tổng thống cũng không hay biết.
Càng gần phao số không càng thể hiện rõ giá trị thật của chúng ta khi ra thế giới bên ngoài với nền kinh tế thị trường, hội nhập. Mỗi tác động xấu hay tốt của kinh tế thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Trung Quốc đều ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Giá xăng tại Mỹ chỉ cần tăng vài chục cent đã làm kinh tế toàn cầu “hắt hơi sổ mũi”.
Nguồn nhân lực về tiền tệ, tài chính, kinh tế vĩ mô hay thậm chí cả những vấn để tế nhị như cơ chế hay minh bạch thông tin của chúng ta đang bị thách thức một cách nghiêm trọng. Những biến cố gần đây và những ngày khó khăn hiện nay càng thể hiện chúng ta thiếu rất nhiều. Tin đồn về làm đường đã làm cả làng vốn yên ả của chị tôi không thể ăn ngon ngủ yên vì giá đất “ảo”.
Trong thế giới toàn cầu hóa và kinh tế thị trường, biện pháp hành chính khó có chỗ đứng. Níu kéo cơ chế cũ chính là đang muốn giữ những giá trị ảo giống như ta khăng khăng muốn giá ảo của căn hộ ở The Manor là 800 ngàn đô la trong khi giá trị thật chỉ là 200 ngàn.
Tôi tâm đắc với lời khuyên của Tiến sỹ Quang A “Chính phủ có lẽ cũng nên nhận ra trường hành động của Chính phủ bây giờ khác xưa, khó hơn nhiều, hạn hẹp hơn nhiều”.
Chúng ta đã biết lắng nghe trong 20 năm qua và thành công trong việc thoát nghèo. Hiện nay là những thách thức về kinh tế chưa từng có. Càng bơi ra xa sẽ thấy nước ta nhỏ dần và cô đơn trong biển lớn. Nếu không chuẩn bị nguồn lực tốt và biết lắng nghe sẽ còn những bài học đắt gía hơn. Giáo sư David Dapice trong hội thảo gần đây tại Hà nội đã phát biểu“Điều quan trọng là biết lắng nghe, dù cho ý kiến đó có khó nghe tới đâu”.
Nhận ra giá trị thật của chính mình mới là thách thức lớn nhất của mỗi con người, mỗi đất nước và mỗi thời đại. Rồng Việt Nam muốn bay lên cần nhận ra giá trị thật của chính mình, nhất là trong những ngày khó khăn này của đât nước. Bay lên bằng đám mây ảo dễ hạ cánh nơi ảo mà thôi.
Người lái đò muốn thành quan trạng vinh qui để cưới cô gái hái đay hãy nhìn vào thực tế của con thuyền và bản thân. Nếu không, chàng trai của thi sỹ phải “Lang thang tôi dạm bán thuyền/Có người giả chín quan tiền lại thôi!/ Buông sào cho nước sông trôi/ Bãi đay thấp thoáng, tôi ngồi tôi mơ.”
Hiệu Minh. 6-2008 - Biên tập 10-2018
Tem ảo !
ReplyDeleteLỗi ảo nhưng phạt thật : vụ kỷ luật GS Chu Hảo sẽ gây ra sóng gió trong giới nghiên cứu học thuật trên toàn thế giới.
DeleteCấm cản, đốt sách nay không ai đánh giá là tốt, trừ những người muốn bế quan tỏa cảng, thu mình ta sống với ta, vất bỏ những sách vở không hợp với suy nghĩ của mình.
Giá trị nhất là bức ảnh Thu vàng rất đẹp.
ReplyDeleteTôi cất vào kho của tôi rồi
* Trong bài có đoạn cụ Tổng bàn về cái Tai biết lắng nghe.Điều đáng quý của một con người là có cái tai biết nghe. Tai không biết nghe tệ hơn tai điếc.
ReplyDeleteNăm học lớp ba, thầy dậy chúng tôi học bài Cái Tai. Bàn về tài nghe nhạc của Tử Kỳ và đôi bạn tri âm Bá Nha, Tử Kỳ. Thật sự đó là bài dậy chúng tôi phải biết lắng nghe. Bài học đi theo tôi trong cuộc hành trình của cả kiếp người: Truyện kể:
" Ngày xưa bên Tầu có ông Bá Nha là người chơi đàn rất hay. Những người đến nghe chỉ có Tử Kỳ biết thưởng thức. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập đàn. Cho rằng: Dù gẩy đàn cũng chẳng còn ai biết nghe. Một cái Tai biết nghe thật đáng quý…". Truyện Kiều Nguyễn Du viết:
- Rằng nghe nổi tiếng Cầm Đài
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ…
-Chung Kỳ chính là Chung Tử Kỳ bạn Du Bá Nha..
* Cầm Đài là nơi danh sĩ Tư Mã Tương Như thường ngồi gẩy đàn. Tương Như tự Tràng Khanh...Tiếng đàn Tương Như cảm được mỹ nhân Trác Văn Quân khiến nàng bỏ nhà theo chàng...Rồi từ đấy, chẳng còn ai thấy họ xuất hiện trong cuộc đời. Người xưa giầu tưởng tượng cho rằng họ đã thành...Tiên!!!Cỡi gió mà đi.
Cũng có tai biết lắng nghe đấy nhưng khổ nỗi lại bị kẹt hai cục đất sét bên trong cho nên Thiên chúa bảo “ Hãy lấy hai cục đất sét trong tai nó ra trước khi rao giảng lời ta ”
DeleteNghe nói hai vợ chồng Tư Mã Tương Như mở quán rượu ở Khu 4 Hay bán cho các văn nghệ sĩ kháng chiến uống .Thường bán chịu cho ông Phạm Duy Nhượng anh em nhạc sĩ Phạm Duy .Cảm mối thâm tình ấy ông viết tặng vợ chồng chủ quán bài “Tà Áo Văn Quân”
trong ấy có những câu đẹp tuyệt như
-Tư Mã chàng ơi, dừng đàn bên Văn Quân
Nâng phím hào hoa, kề làn môi giai nhân
Dựng nhà bên suối, cung đàn ấp má đào
và câu “Một chàng phiêu lãng, ôm đàn tới giữa đời .....
đã được nhà văn Mai Thảo dùng làm tựa đề cho một quyển tiểu thuyết của ông
Một vài ý kiến vụn vặt:
ReplyDelete1. "Có người “kiếm” nhiều tiền quá, không biết làm gì đành đi đánh bạc hay cá độ bóng đá. Một đêm anh mất hàng trăm ngàn đô la nhưng mặt thản nhiên,..."
Tiền vào nhà một cách quá nhanh chóng dễ dàng (bất chính) sẽ có cái gì đó xui nó đi trở ra cũng nhanh như thế. Nhiều khi còn kéo theo cả tai nạn, thảm họa, đổ vỡ gia đình, v.v. chứ ít khi được "giữ mặt thản nhiên". Nhiều khi tôi nghĩ không biết những ông/bà nhậu chai rượu nghìn đô một đêm có bao giờ nghĩ số tiền ấy có thể nuôi một sinh viên nghèo đóng tiền học, mua sách, trang trải chi tiêu một năm học, v.v.
2. Các doanh nghiệp vươn ra khỏi ngành chuyên môn của mình: có nhiều tập đoàn nhảy sang kinh doanh những ngành hoàn toàn xa lạ với món võ chính của mình nhưng vẫn phát triển tốt. Đó là vì họ làm ăn có bài bản, không hấp tấp chụp giật. GE từ việc sản xuất bóng đèn đã bước sang sản xuất những máy turbine trị giá mấy trăm triệu, dụng cụ y khoa tinh vi, v.v. Amazon từ việc bán sách trên mạng ngày nay bán thượng vàng hạ cám đủ mọi thứ linh tinh lỉnh kỉnh, rồi mới đây bước sang kinh doanh thực phẩmm tại dàn siêu thị Whole Foods. Gần đây nữa họ nhảy sang cửa hàng tân tiến không có người thu tiền, khách hàng vào bốc hàng gì là có "ma xó" tính toán cả, bốc lên rồi bỏ xuống thì không tính tiền, ra cửa là thẻ của mình bị họ "cà" cái xoẹt mà mình không nghe không thấy, vài phút sau có receipt gửi đến email v.v. Họ đã sử dụng vốn tích tụ từ nghề cơ bản để đầu tư tốt vào những lĩnh vực mới.
Cái khác nhau giữa thật và ảo vẫn là giá trị cốt lõi từ nghìn xưa: làm ăn trung tín, phục vụ khách hàng tốt, vượt qua đối thủ bằng cách cung cấp chất lượng tốt hơn, giá cả hạ hơn, cách phục vụ tiện lợi, nhanh chóng, dễ dàng hơn, khiến khách hàng hài lòng hơn, v.v.
Hay. Cảm ơn Cụ Tổng
ReplyDeleteNhững cái ô!
ReplyDeleteBài của CNN trong link sau đây cho thấy bọn đầy tớ tư bổn sao mà tội nghiệp: dưới trời mưa ướt át tại Paris trong lễ kỷ niệm thế chiến I, họ phải tự cầm dù che mưa cho mình, không được các ông chủ bà chủ cưu mang chăm sóc cho.
Các ông chủ bà chủ VN cũng nên để bọn đầy tớ tự lo như thế đi.
https://www.cnn.com/2018/11/11/politics/donald-trump-macron-nationalism-paris-armistice/index.html
bài viết ngắn, sâu săc, nói lên cái "tâm" của HM. Xin góp thêm, mời xem 1 chuyên đau đốn đã qua, đang còn hành hạ tiếp, và nhiêu chuyên 'same same" đang tiếptrong nến KTVN...như kiêu vinshine :
ReplyDelete" Lấy đóng tàu xuất khẩu làm quốc sách, làm mũi nhọn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một vấn đề to lớn như thế nhưng hình như đã không được thực hiện theo đúng quy trình cần có. Không có công trình nghiên cứu về các khía cạnh kỹ thuật, kinh tế toàn cầu, an ninh quốc gia, không hội thảo khoa học, không phản biện, hình như tất cả cũng giống chiếc tàu Hoa Sen giá 90 triệu USD được “quyết” trong một chốc một lát, nếu không nói là quyết ngay bên bàn nhậu… Nhiều người đổ lỗi cho khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng chính khủng hoảng lại là tiền đề phải đặt ra cho kinh tế đóng tàu mà các giáo trình sơ giản nhất đã chỉ dẫn, cũng như xây dựng phải tính đến động đất, cho nên việc cam kết “sẽ trả hết nợ” là chuyện hứa hão nếu không nói tới biện pháp “con trẻ” là bán đất vì bản chất của nghề đóng tàu trong điều kiện bình thường đã là một thứ kinh doanh với lãi ròng rất thấp, gần như không có lãi. Cái nghề đặc thù khó nhằn này lại vô cùng cần thiết cho một quốc gia biển đảo, mà các yêu cầu về tàu thuyền cho bảo vệ chủ quyền, cho đánh bắt cá, cho chuyên chở người bệnh từ Phú Quý, Lý Sơn… về đất liền vẫn là một khoảng trống trong khi đó cơn say mê “gia công” tàu cho nước ngoài đã tiêu hết các nguồn lực mà hy vọng lập lại được rất khó xảy ra.
Trong những ngày này, người ta thường nhắc tới trách nhiệm của các cá nhân, những yêu cầu gay gắt đòi xử lý, một việc làm rất cần thiết với những kẻ tội phạm kinh tế nhưng có lẽ quan trọng hơn là làm cách nào “cứu” ngành đóng tàu. Không thể tiếp tục bơm tiền cho nó mà có lẽ chẳng còn nguồn tiền nào có thể bơm cho nó vô tội vạ như trước đây, mặc dù có những số tiền yêu cầu rất chính đáng vì bản chất của đóng tàu cần rất nhiều tiền vốn. Cái cần nhất, như chúng tôi đã kêu gọi từ nhiều năm nay là phải trả lời cho được câu hỏi: chúng ta đóng tàu để làm gì? Tại sao phải dồn toàn bộ nguồn lực cho một ngành kinh tế, xưa nay khá xa lạ với một nước nông nghiệp? Vì Chiến lược biển Quốc gia, vì muốn đi tắt đón đầu ư? Vậy Chiến lược biển Quốc gia là gì? Vào lúc này, cần xem xét nghe lại một cách nghiêm túc những ý kiến phản bác của nhiều tác giả như Huỳnh Thế Du, Trần Vinh Dự, David Dapice..." nguồn : (https://www.vinamaso.net/forums/noi-gi-v-vinashin-luc-nay-author-d-thai-binh).
Vì sao "vàng dởm" thì cho là thật, nâng niu, bảo vê, còn "vàng ròng" thì bỏ xó,coi khinh...?Câu hỏi này trả lơi không khó, nhưng nói ra được thì 'quá khó"...!
bài viết ngắn, sâu săc, nói lên cái "tâm" của HM. Xin góp thêm, mời xem 1 chuyên đau đốn đã qua, đang còn hành hạ tiếp, và nhiêu chuyên 'same same" đang tiếptrong nến KTVN...như kiêu vinshine :
ReplyDelete" Lấy đóng tàu xuất khẩu làm quốc sách, làm mũi nhọn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một vấn đề to lớn như thế nhưng hình như đã không được thực hiện theo đúng quy trình cần có. Không có công trình nghiên cứu về các khía cạnh kỹ thuật, kinh tế toàn cầu, an ninh quốc gia, không hội thảo khoa học, không phản biện, hình như tất cả cũng giống chiếc tàu Hoa Sen giá 90 triệu USD được “quyết” trong một chốc một lát, nếu không nói là quyết ngay bên bàn nhậu… Nhiều người đổ lỗi cho khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng chính khủng hoảng lại là tiền đề phải đặt ra cho kinh tế đóng tàu mà các giáo trình sơ giản nhất đã chỉ dẫn, cũng như xây dựng phải tính đến động đất, cho nên việc cam kết “sẽ trả hết nợ” là chuyện hứa hão nếu không nói tới biện pháp “con trẻ” là bán đất vì bản chất của nghề đóng tàu trong điều kiện bình thường đã là một thứ kinh doanh với lãi ròng rất thấp, gần như không có lãi. Cái nghề đặc thù khó nhằn này lại vô cùng cần thiết cho một quốc gia biển đảo, mà các yêu cầu về tàu thuyền cho bảo vệ chủ quyền, cho đánh bắt cá, cho chuyên chở người bệnh từ Phú Quý, Lý Sơn… về đất liền vẫn là một khoảng trống trong khi đó cơn say mê “gia công” tàu cho nước ngoài đã tiêu hết các nguồn lực mà hy vọng lập lại được rất khó xảy ra.
Trong những ngày này, người ta thường nhắc tới trách nhiệm của các cá nhân, những yêu cầu gay gắt đòi xử lý, một việc làm rất cần thiết với những kẻ tội phạm kinh tế nhưng có lẽ quan trọng hơn là làm cách nào “cứu” ngành đóng tàu. Không thể tiếp tục bơm tiền cho nó mà có lẽ chẳng còn nguồn tiền nào có thể bơm cho nó vô tội vạ như trước đây, mặc dù có những số tiền yêu cầu rất chính đáng vì bản chất của đóng tàu cần rất nhiều tiền vốn. Cái cần nhất, như chúng tôi đã kêu gọi từ nhiều năm nay là phải trả lời cho được câu hỏi: chúng ta đóng tàu để làm gì? Tại sao phải dồn toàn bộ nguồn lực cho một ngành kinh tế, xưa nay khá xa lạ với một nước nông nghiệp? Vì Chiến lược biển Quốc gia, vì muốn đi tắt đón đầu ư? Vậy Chiến lược biển Quốc gia là gì? Vào lúc này, cần xem xét nghe lại một cách nghiêm túc những ý kiến phản bác của nhiều tác giả như Huỳnh Thế Du, Trần Vinh Dự, David Dapice..." nguồn : (https://www.vinamaso.net/forums/noi-gi-v-vinashin-luc-nay-author-d-thai-binh).
Vì sao "vàng dởm" thì cho là thật, nâng niu, bảo vê, còn "vàng ròng" thì bỏ xó,coi khinh...?Câu hỏi này trả lơi không khó, nhưng nói ra được thì 'quá khó"...!
Đề nghị Bác lấy lại nick củ: CD@
DeleteBịa công trình ra làm thật để có ăn và rút ruột đã ghê rồi vì công trình sẽ bị đội vốn để họ tiếp tục ăn và rút ruột vô tội vạ. Ăn thật nhưng tội sẽ chỉ là ảo.
ReplyDeleteBịa ra việc ảo để ăn thật, ăn như trọn gói mới ghê vì họ biết tạo dựng hồ sơ, hóa đơn như thật. Kiểm soát kỹ mới biết giấy tờ thật nhưng dỏm. Mấy ông thanh tra đều biết đấy nhưng nhắm mắt để có ăn. Kiểm qua loa vì nếu kỹ quá thì mất ăn lại bị tố ngược là bằng cấp của mình là bằng cấp mua nơi những trường ảo trường ma.
Thật ảo, ảo thật khôn lường y như truyện Mối Chúa của nhà văn họ Đãng. Họ này cũng ảo luôn như thế sách mới được phép in ra.
(Tôi đang đọc, hấp dẫn, rất hầp dẫn, tuy mấy trang đầu thì hơi khó đọc....nhanh vì lủng củng thanh minh thanh nga câu giờ hay lá chắn, bùa phép để dễ vượt qua các trạm gác ?)
Đã đọc xong vì khúc sau cũng dễ đọc và dễ đoán.
ReplyDeleteTruyện và chuyện hư cấu không có gì lạ .
TB:
Nhật Tuấn hồi sinh thời với Yêu Thời 2Đ đã kể và "vẽ" ra nhiều tình tiết vừa hấp dẫn vừa bất ngờ khó dự đoán trước.
Muốn phân biệt giá trị thực và giá trị ảo thì cần có cái đầu tỉnh táo minh mẫn ,kiến thức chuyên môn vững vàng ,thông tin minh bạch rõ ràng .Điều này thực sự cần thiết cho cả dân và quan .
ReplyDeleteNếu là dân chắc chắn chúng ta biết rõ đồng tiền nó liền khúc ruột ,đầu tư mà phiêu lưu mạo hiểm thì phá sản ,ngay cả khi không làm gì chỉ ngồi không ăn thôi ,tiền gửi ngân hàng sinh lãi thì cũng phải tìm hiểu sức khỏe của ngân hàng ,đem trứng giao cho ác thì cũng trắng tay
Nếu là quan nắm doanh nghiệp nhà nước thì vẫn phải tuân thủ những điều kiện cần thiết của một doanh nhân ,nhưng với cách lựa chọn cán bộ như hiện tại ở VN thì hy vọng gì ,lúc nào cũng xét yếu tố lý lịch với tiêu chí trung thành lên hàng đầu ,chuyên môn nếu thiếu thì bổ túc sau ,người ta thi rồi mới cử ,còn ta cử rồi hợp lý hóa bằng cấp sau thì kết quả công việc ra sao ai cũng biết .
Vì thế để giá trị ảo không có chỗ đứng thì nhà nước có nhiệm vụ làm trong sạch môi trường kinh doanh ,tuyển người tài thực sự vào làm kinh tế nhà nước để bảo đảm tiền của nhân dân không bị thất thoát vì những người lãnh đạo kém hiểu biết ,đó là chưa nói tới hễ ngu mà leo cao thì rất dễ xảy ra đủ thứ đổ vỡ ,còn nhân dân thì khỏi phải lo ,túi tiền của tôi thì tôi tự biết lo
This comment has been removed by the author.
DeleteVậy mà có người vẫn tham ....gia nhập bán buôn đa cấp hay đi vay với lãi xuất cắt cổ để rồi bị nạn !
DeleteTang thương hơn cả là ra đi theo diện hôn nhân mong đổi đời, tưởng rằng cỏ bên kia ��xanh tươi không cần ....tưới !
Muốn phân biệt ảo với thật nên hay cần phải có kính chiếu yêu tinh. Thông tin, minh bạch, suy nghĩ, cân nhắc là loại kính cần thiết đó.
DeleteGóp ý cho một người đã khó,góp ý cho một chính phủ như tiến sỹ Nguyễn Quang A là điều không tưởng.
ReplyDeleteĐơn giản nhất như trong Hang Cua này ,có bao ý kiến góp ý cho cụ HM như :Giữ nguyên hang cũ còm sỹ quyên góp lệ phí ,hay cụ Cheo Leo làm mạnh thường quân bao cả ... nhưng kết quả thế nào mọị người đã rõ.
Làm lãnh đạo đất nước họ biết làm gi tốt nhất có thể cho đất nước và an toàn cho họ
Làm chủ một blog cụ HM biết rõ làm thế nào vẫn có sân chơi cho bà con và an toàn cho chủ blog.
Muốn an toàn ?
ReplyDeleteQuá dễ : hang càng vắng càng an toàn.
Tặng thêm thanh kiếm cho Cụ TT để Cụ ấy trảm ngay còm nào lạc đề hay còm nào trái ý của Cụ ấy !
Quá dễ, quá dễ !😀🙂🤔😑😏
💔
DeleteEm like ảo phát
ReplyDelete
ReplyDelete- xin phép HM cho hiên, xin lỗi và mong Fbker BH cảm thông dòng (...) trong phần trích dẫn !
-Bạch Hoàn
23 giờ ·
Nhà báo phải làm gì?
Nếu xã hội văn minh, dân chủ, pháp luật được thượng tôn, cơ quan công quyền làm việc chuẩn mực, lấy lợi ích quốc gia làm nền tảng, lấy người dân và doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ...
Nếu nhóm lợi ích không hoành hành, vơ vét, nếu tham nhũng không tàn phá đến kiệt quệ nguồn lực quốc gia, triệt tiêu động lực tăng trưởng, cướp mất tấm vé bước lên chuyến tàu thịnh vượng...
Nếu quyền lực cá nhân được kiểm soát, không có những ông vua con, ông trời con, nếu bàn tay cá nhân không che được cả bầu trời...
Thì công việc của nhà báo chỉ cần đơn giản là một người đưa tin.
Nhưng...
Trong một xã hội rối ren và quá nhiều thứ xuống cấp, thậm chí bị mục ruỗng đến tận gốc rễ, trong một xã hội những điều bất thường đã quen thuộc đến nỗi mặc nhiên trở thành bình thường,
Trong một xã hội mà người ta nói rằng " Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa. Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi" (*)...
Trong một xã hội như thế, nhà báo buộc phải là người thấy cái đúng phải cổ vũ, thấy cái sai phải phê phán, thấy người yếu thế phải bảo vệ, thấy oan khiên phải đi tìm công lý, phải viết vì một xã hội còn đó lẽ công bình...
Thế nên, việc em gái tôi bất bình với chính quyền Đà Nẵng khi họ dùng quyền lực hành chính của mình xử ép một doanh nghiệp, đẩy họ vào nguy cơ phá sản khi thiệt hại hàng trăm tỉ đồng, là thực thi sứ mệnh của một nhà báo, trách nhiệm của một công dân trong thời loạn thế.
Đừng nhìn câu chuyện Công ty (...) bị xử ép bởi một cơ quan công quyền đứng đầu là (...) là câu chuyện tranh chấp sự vụ. Hãy phóng tầm mắt ra để thấy một thực trạng đầy cay đắng, trên trải thảm dưới bẫy đinh, trên kiến tạo dưới tàn sát. Hãy nhìn nó như một ví dụ điển hình về tình trạng những ông vua bà chúa ở các địa phương đang quan liêu cửa quyền ra sao, để thấy họ đang hành hay phục vụ, đang xây dựng hay phá hoại.
Các anh chị hèn nhát, ngu dốt hay sống ích kỉ hẹp hòi, sống không có mục tiêu, không lý tưởng, thì hãy câm miệng lại, để yên cho người khác làm.
Đôi khi, với một số người, chỉ cần câm miệng thôi cũng là đóng góp lớn lao cho công cuộc mang ánh sáng văn minh đến với đất nước mù mịt này.
Và, nếu có muốn mở miệng thì xin đừng quên, ở cái đất nước này mọi thứ đều được khẳng định đúng quy trình. Nhưng, sự thất bại cũng đúng quy trình!?
CD vẫn là CD, lại tha rác về Hang!
Delete-----> P H O T O : Thật, ảo, ảo thật ....
ReplyDelete